Nội dung
Lá giang là loài dây leo thường sống ven sông rạch thuộc vùng Đông Nam Á. Loài cây này phân bố ở Trung Quốc, Lào, Campuchia và Việt Nam.

Ở Việt Nam, cây lá giang mọc ở nhiều nơi thuộc các tỉnh miền Trung và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ở Nam Bộ, cây lá giang thường mọc hoang ven sông rạch, trong vườn cây, được dùng làm rau và làm thuốc. Hiện nay, cây lá giang được trồng làm nguồn rau sạch đặc sản ở một số hộ nông dân. Người dân Nam Bộ dùng lá giang nấu canh chua, chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng như xào với thịt gà, cá nước ngọt, thịt bò.... Canh chua lá giang là một món ăn ngon, bổ.

Dược tính cao

Cây lá giang mọc hoang ở ven rừng, ven suối, ven sông trong các quần hệ thứ sinh, có khi gặp ở nương rẫy, đồi cây bụi, nơi có nhiều ánh sáng. Thân cây lá giang là loại dây leo dài 1,5 - 4 m, nhẵn, có ít nhựa mủ trắng. Thân bò trên cây sống, cây chết hoặc thảm thực vật xanh. Rễ có nhiều cấp mọc sâu trên đất ẩm.

Người ta đã phát hiện thân, lá và rễ của cây lá giang còn được dùng làm thuốc chữa bệnh. Cụ thể, thành phần hóa học được xác định trong 100 g lá giang gồm 85,3 g nước, 3,5 g protein, 3,5 g glucid, 0,6 mg carotein, 26 mg vitamin C. Là một loài cây có dược tính cao, chất saponin trong lá giang có tính kháng sinh với các chủng khuẩn Salmonella typhi và Klebsiella. Có nơi, người ta dùng lá giang giã lẫn với lá khoai lang, chế nước uống chữa ngộ độc sắn (mì).

Tuy nhiên, cần lưu ý khi nấu lá giang cũng như các loại canh chua khác, không nên sử dụng nồi nhôm mà nên dùng các loại nồi inox, tráng men không rỉ. Nếu dùng nồi nhôm, phải nấu nhanh và ăn ngay do chất chua có thể ăn mòn nhôm và làm nồng độ nhôm trong canh chua tăng cao, có thể gây ngộ độc.

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ lá giang

Lá giang có dược tính cao, là vị thuốc có thể ức chế 9 loại vi khuẩn Ảnh: HỒNG THÚY

Cây lá giang là cây thuốc dân gian, dùng chữa chứng ăn uống không tiêu, bụng đầy trướng, đau dạ dày, đau nhức xương khớp. Cây lá giang dùng ngoài chữa mụn nhọt, lở ngứa ngoài da; dùng làm thực phẩm có vị chua khi chế biến các món ăn (cá, thịt).

Thân lá giang làm thuốc chữa sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu, viêm thận mạn tính. Đặc biệt, nó còn có tác dụng chữa viêm ruột, phong thấp, sưng tấy... Về mặt sinh học, cao lỏng lá giang được chiết xuất không thấy độc tính, có tác dụng ức chế 9 loại vi khuẩn, tiêu viêm cấp tính cả khi uống và tiêm. Bộ phận dùng làm thuốc là thân, rễ và lá.

Một số cách trị bệnh

- Chữa viêm đường tiết niệu và có sỏi: Thân hoặc lá giang 100-200 g, sắc uống nhiều lần trong ngày (theo y học cổ truyền Việt Nam). Hoặc thân lá giang 10-20 g, hãm uống thay trà.

- Chữa ăn không tiêu, bụng trướng đầy: Lá giang 30-50 g, sắc uống. Đơn thuốc này uống liên tục chữa được sỏi và viêm đường tiết niệu.

- Chữa đau nhức xương khớp, đau dạ dày: Rễ hoặc lá 20-40 g, sắc uống, thường kết hợp với một số vị thuốc trị đau khác.

- Chữa mụn nhọt, lở ngứa ngoài da, vết thương: Lá tươi rửa sạch, giã nát, đắp lên vết thương.

- Cá chuồn nấu lá giang (công dụng bổ hư tổn, khu phong trừ thấp, cường kiện cân cốt; phòng chữa viêm đường tiết niệu với các triệu chứng đái dắt, đái buốt): Cá chuồn 3-5 con, lá giang 100 g. Cá chuồn bỏ vảy, chặt vây, cắt làm 2-3 khúc; lá giang rửa sạch, vò giập. Nước đun sôi, cho cá vào, sau đó cho lá giang và bột canh (muối, bột ngọt), có thể thêm nắm gạo làm tăng phần đậm đặc của nồi canh. Khi bắc ra, cho thêm trái ớt đập giập.

- Chữa viêm bàng quang bằng canh gà lá giang (công dụng thanh nhiệt giải độc dùng cho các trường hợp lao thương khí huyết, phong hàn thấp tí; sản hậu băng huyết, huyết trắng, hội chứng lỵ xuất huyết, trĩ xuất huyết, suy nhược cơ thể): Gà 600 g, lá giang 100 g, gia vị vừa đủ. Gà rửa sạch, để ráo chặt miếng; lá giang bánh tẻ rửa sạch. Cho thịt gà cùng 1 lít nước, đun sôi, vớt bọt, thêm mắm và gia vị vừa ăn. Khi thịt gà chín mềm, cho lá giang đã vò nát vào, đun sôi; trước khi bắc ra thêm ít rau thơm vừa ăn.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Thuốc kéo giảm hơn 50% nguy cơ ung thư vú

Nghiên cứu của các nhà khoa học Anh tại ĐH Queen Mary ở London được công bố trên tạp chí Lancet cho thấy một loại thuốc tên gọi anastrozole có khả năng kéo giảm hơn 50% nguy cơ ung thư vú ở nhóm phụ nữ dễ có nguy cơ này.

Xem thêm  

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Thiếu nữ nên ăn ít mỡ để ngừa ung thư vú

Các nhà khoa học Mỹ thuộc chương trình nghiên cứu về môi trường và ung thư vú tại ĐH bang Michigan khuyến cáo thiếu nữ tuổi dậy thì nên giảm bớt thức ăn nhiều mỡ động vật bão hòa để góp phần phòng tránh nguy cơ ung thư vú.

Xem thêm  

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ rau húng

Mọi người thường nghĩ rau thơm chỉ là thứ gia vị “trang điểm” thêm cho bữa ăn nhưng ít ai biết được tác dụng phòng và chữa bệnh của chúng... Xin giới thiệu một số cách dùng rau húng chanh, húng quế - loại gia vị rất quen thuộc nhưng cũng là cây thuốc thông dụng phòng trị nhiều bệnh.

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm