Trong thời gian gần đây, những thương hiệu thời trang ngoại nhập đang dần chứng minh sức hấp dẫn, dù chỉ là fast-fashion thiên về tính tiện dụng và phổ biến rộng rãi hơn là phong cách cá nhân.
Đáng kể đến là những tên tuổi như Zara, H&M, Pull&Bear, Uniqlo... từng không có nhiều người tiêu dùng Việt biết đến, nay lại trở thành một trào lưu shopping. Mà hễ cứ nhắc đến mua sắm quần áo, người ta lại cứ dành sự ưu ái đặc biệt cho những thương hiệu này.
Hòa mình cùng dòng chảy thời trang thế giới là tốt hay không?Câu trả lời đương nhiên là tốt, bởi lẽ chỉ khi có sự xuất hiện của những nhãn hàng quốc tế thì gout thời trang của người Việt mới dần cải thiện. Lý do là nhờ vào những BST liên tục được cập nhật từ các quốc gia khác sẽ nhanh chóng tiếp cận với người tiêu dùng trong nước hơn.
Các BST mới liên tục được cập nhật từ các xu hướng trên thế giới.Bằng chứng hùng hồn cho tín hiệu tốt này còn là việc những khái niệm thời trang đang được phổ biến rộng rãi hơn. Nếu ở thời điểm những năm 2000 nói "hoodie", "crop-top", "boots",... cũng đủ làm "ù tai, hoa mắt" thì ngày nay, những tên gọi chuyên biệt này đã trở nên khá quen thuộc, khi mà trên nhãn mác sản phẩm đều ghi đầy đủ thông tin.
Cuộc chạy đua "mặc đồ xịn, giá rẻ" vô tình trở thành cuộc cách mạng "đồng phục hóa"Cả Zara, H&M hay Pull&Bear đều có bề dày lịch sử lâu năm trong sản xuất hàng may mặc. Không chỉ dừng lại ở mẫu mã, kiểu dáng mà ngay cả chất liệu cũng là một điểm cộng mà các tên tuổi này có thể "ăn đứt" những thương hiệu may mặc trong nước, nhất là khi tư tưởng "sính hàng ngoại" vẫn còn trong tâm lý người Việt.
Thế nhưng, dù sao chăng nữa đây cũng là những thương hiệu thời trang mang tính công nghiệp. Cùng một mẫu quần áo sẽ có trăm nghìn cái giống y như nhau, được tung ra thị trường, không chỉ riêng Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Bạn nghĩ sao khi một ngày ra đường lại có ít nhất 4-5 người mặc đồ giống y như mình?
Tuy mẫu mã khá hiện đại, hợp mốt nhưng "nguy cơ đụng hàng" cũng rất cao.Thời trang luôn là một lĩnh vực đề cao cái tôi, cá tính và phong cách riêng. "Đồng bộ hóa" sẽ làm hạn chế đi tính đa dạng, phong phú vốn có. Tuy không thể bác bỏ ý kiến về "hàng đẹp, giá phải chăng" khi nghĩ về các thương hiệu fast-fashion kể trên, nhưng không đồng nghĩa với việc chọn đó là xu hướng chung cho tất cả mọi người.
Ngoài những thương hiệu thời trang mang tính công nghiệp, thì cũng có khá nhiều thương hiệu Việt với thiết kế số lượng giới hạn nhưng vẫn đảm bảo tính hợp thời và tôn lên cá tính riêng.
Đáng kể đến như Marc, Hnoss, Lane JT, Can De Blanc hay cao cấp thì sẽ có những sản phẩm của NTK Lê Thanh Hòa, Lê Lucas,... Tuy không quá đình đám nhưng cũng có thể là một lựa chọn tốt cho những ai yêu shopping và yêu thời trang.Cụ thể hơn, trong tập 3 FAME TV, stylist Trang Nhẹ Nhàng và người mẫu Chế Nguyễn Quỳnh Châu sẽ chia sẻ cụ thể về câu chuyện thời trang ứng dụng và cách để tạo cho bản thân một cá tính không bị trộn lẫn.
Stylist Trang Nhẹ Nhàng (trái) và người mẫu Chế Nguyễn Quỳnh ChâuHãy cùng theo dõi FAME TV - Fabulous Me để luôn cập nhật những thông tin bổ ích về thời trang và làm đẹp nhé!
Stylist Hoàng Ku khẳng định đi tuần lễ thời trang: 'Mặc đẹp không đủ, mà phải mặc điên nữa!'
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet