Nội dung
CEO Lei Jun có vẻ chẳng mấy mặn mà khi được "sánh vai" cùng Apple, khi phép so sánh này có vẻ nghiêng về phía mỉa móc công ty Trung Quốc hơn là tán dương.


Có gì trong công ty được mệnh danh apple của trung quốc
Áo len đen và quần jeans xanh là "bộ tủ" của CEO Apple - Steve Jobs sinh thời, cũng là trang phục được CEO Xiaomi nhiều lần chọn mặc trong buổi ra mắt sản phẩm. Ảnh: Techcrunch

Trên thế giới, rất ít lãnh đạo doanh nghiệp có vinh dự được so sánh với Steve Jobs, vậy mà có một CEO lại phát "chán" khi bị đem ra đặt cạnh với nhân vật biểu tượng của công ty công nghệ Mỹ, đó là Lei Jun.

Ở tuổi 44, Lei Jun là một CEO tỷ phú, nhà sáng lập đồng thời là gương mặt đại diện cho công ty công nghệ Xiaomi, một trong những công ty phần cứng phát triển nhanh nhất Trung Quốc.

Xiaomi thường xuyên được gọi tên "Apple của Trung Quốc", một danh hiệu nghe khá "kêu", đặc biệt là đối với truyền thông phương Tây hay những người chưa có nhiều hình dung về công ty Trung Quốc này.

Bản sao của Apple "Made in China"

Nhìn thoáng qua, biệt hiệu trên có vẻ hợp lý. Xiaomi bán smartphone và máy tính bảng, rất nhiều trong số đó có nét tương đồng với sản phẩm của Apple, từ thiết kế cho đến phương thức marketing.


Thỉnh thoảng, ông Lei còn mặc áo len đen và quần jeans xanh trong buổi ra mắt sản phẩm, trang phục gợi nhớ đến phong cách ưa thích của Steve Jobs, hay thậm chí Tim Cook sau này.



Có gì trong công ty được mệnh danh apple của trung quốc
Áo len đen và quần jeans xanh là "bộ tủ" của CEO Apple - Steve Jobs sinh thời.
Chưa hết, ông còn là người chuộng những slogan ngắn gọn, cô đọng. Nếu Apple có câu "Suy nghĩ khác đi", thì slogan của Xiaomi là "Kỳ vọng nhiều hơn".



Có gì trong công ty được mệnh danh apple của trung quốc
Thậm chí Xiaomi còn bê nguyên slide "còn một điều nữa..." đặc trưng của Apple vào buổi ra mắt sản phẩm.
Giành giật thị phần

Cũng giống Apple, Xiaomi tấn công vào một thị trường đã được chia sẻ sẵn cho nhiều công ty. Thành lập năm 2010, công ty này đã "điên cuồng" thâu tóm cổ phần tại Trung Quốc.

Chỉ trong nửa đầu năm 2014, Xiaomi đã bán ra hơn 26 triệu smartphone, nhảy vọt 271%, thu về gần 5,3 tỷ USD doanh thu, tăng 149% so với cùng kỳ năm trước.

Xiaomi cho biết tổng lượng hàng xuất kho năm nay có thể nằm trong mốc 40 - 60 triệu máy. Theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường Canalys, Xiaomi có thể vượt mặt Samsung trong năm nay để trở thành nhà công ty bán smartphone nhiều nhất Trung Quốc.

Điển hình trong quý III, Samsung bán ra 13,2 triệu máy, ít hơn so với 15 triệu máy của Xiaomi.

Nhưng ông Lei có vẻ chẳng mấy mặn mà khi được "sánh vai" cùng Apple, khi phép so sánh này có vẻ nghiêng về phía mỉa móc công ty Trung Quốc hơn là tán dương.

Ngoài sự trùng khớp về phương thức tiếp thị, bán hàng, ra mắt sản phẩm, nhiều ý kiến còn cho rằng Xiaomi đã sao nguyên bản chính thiết kế của Apple.

Có gì trong công ty được mệnh danh apple của trung quốc
Điện thoại Mi 4 của Xiaomi và iPhone của Apple.
Có gì trong công ty được mệnh danh apple của trung quốc
Mi Box và Apple TV.
Có gì trong công ty được mệnh danh apple của trung quốc
Máy nghe nhạc Powerbank và iPod Mini.
Có gì trong công ty được mệnh danh apple của trung quốc
Xiaomi Mi Router Mini và Magic Trackpad.
Có gì trong công ty được mệnh danh apple của trung quốc
Xiaomi Mipad và iPhone 5C.
Có gì trong công ty được mệnh danh apple của trung quốc
Xiaomi Mi Pad và iPad Mini Retina.
Về phần mình, ông Lei luôn khẳng định mình có bất đồng quan điểm với ý kiến trên. Trong một bài phỏng vấn với CNN, ông đã nói: "Apple là một nhóm nhân tài cùng nhau xây dựng lên những sản phẩm tốt. Họ không thực sự quan tâm khách hàng cần gì, mà họ tưởng tượng ra điều đó. Chỉ khi nào sản phẩm ra mắt, họ mới biết mình thành công hay thất bại. Xiaomi thì khác, chúng tôi thu thập ý kiến từ hàng triệu người dùng trên mạng. Chúng tôi cùng nhau tạo ra sản phẩm".

Trên thực tế, đúng là mô hình kinh doanh của Xiaomi có khác biệt về mặt nền tảng so với Apple, nếu không muốn nói là trái ngược.

Apple là một công ty thu lợi nhuận cận biên cao. Công ty sản xuất những sản phẩm không hề đắt, nhưng sau đó đóng gói và dập tag giá cao hơn hẳn.

Tỷ lệ lợi nhuận cận biên của công ty này trong quý III/2014 là 39,4%. Đây là con con số đáng mơ ước đối với một công ty sản xuất và bán những thiết bị làm từ các loại nguyên liệu thô đang xuống giá ở thời điểm hiện tại.

Apple có mục tiêu tập trung vào thiết kế, trải nghiệm người dùng và giá trị thương hiệu.

Ngược lại, Xiaomi lại thiên theo triết lý của Jeff Bezos - CEO Amazon hơn: "Lợi nhuận của bạn là cơ hội của tôi". Công ty thuê sản xuất nhiều thiết bị tại nhà máy Foxconn tại Đài Loan như Apple.

Tuy nhiên, không giống Apple, Xiaomi bán sản phẩm sát với chi phí sản xuất. Ví dụ, một mẫu điện thoại Samsung đời mới nhất có thể được giao bán tại Trung Quốc với giá 500USD, giá dự kiến Apple sẽ bán iPhone 6 tại đây sẽ là 861USD. Còn mẫu Mi 4 - dòng điện thoại cao cấp nhất của Xiaomi - được bán chỉ với giá 400USD.

Mặc dù điện thoại của Xiaomi có giá rẻ, chúng hoạt động không tồi chút nào. Theo phân tích thì các chức năng của những mẫu điện thoại này không hề thua kém các đối thủ.

Họ có một phiên bản riêng của hệ điều hành Android có tên MIUI (đọc là "Me You I"), trong đó hầu hết các dịch vụ của Google tích hợp trong Android được gỡ và thay bằng dịch vụ của Xiaomi.

Vì vậy, ít nhất Xiaomi không thua kém Apple ở một điểm: Họ muốn điều khiển những dịch vụ cơ bản nhất trong sản phẩm điện thoại của mình.

Tương lai nào cho Xiaomi?

Hiện tại phần lớn hoạt động kinh doanh của Xiaomi vẫn nằm trong lãnh thổ Đại lục, và Trung Quốc là thị trường tiêu thụ smartphone lớn nhất thế giới. Thành công tại Trung Quốc biến Xiaomi trở thành công ty sản xuất smartphone lớn thứ năm trên thế giới.

Công ty này có được danh hiệu ngày hôm nay từ hai bàn tay trắng, chỉ trong vòng 4 năm. Trung Quốc cũng là một điểm nóng hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất smartphone và máy tính bảng.

Xiaomi có lợi thế trong việc sản xuất, tiếp thị và bán sản phẩm ngay trên sân nhà. Công ty này có thể sẽ duy trì lợi thế cạnh tranh về giá trong tương lai gần, ít nhất cho đến khi bỏ xa Samsung tại Trung Quốc và các thị trường láng giềng, đồng nghĩa với việc có thể Xiaomi sẽ chưa mở rộng mạng lưới cung cấp hay triển khai các đợt marketing quy mô.

Hiện giờ, Xiaomi đang để mắt tới một thị trường lớn, dồi dào ngay sát bên. Sau khi ra mắt sản phẩm tại Ấn Độ trong tháng Bảy, công ty này đã tẩu tán thành công 300.000 thiết bị. Các đợt tiếp thị tương tự cũng được triển khai tại Singapore và Malaysia. Gần đây hơn, công ty cũng bước đầu nghe ngóng tình hình tại thị trường châu Âu.

Trên sân nhà, "Apple của Trung Quốc" không là mối đe dọa của Apple "Made in California". Apple vẫn được coi là biểu tượng của sự cao cấp trong mắt người dùng Trung Quốc. Vị thế này có lẽ sẽ tạm được bảo toàn trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, Xiaomi đang âm thầm cướp thị phần từ những công ty lớn khác tại Trung Quốc cũng như trên thị trường smartphone quốc tế như Samsung, Huawei, Lenovo, và LG.

nguồn BizLIVE.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Iphone 6 đẹp mê hồn.

Một bản concept mới về chiếc điện thoại thông minh iPhone 6 đầu tiên với giao diện iOS 7 được thiết kế bởi ADR Studio. ​ Về thiết kế, mẫu iPhone 6 concept đã có chút thay đổi khi nút Home đã được...

Xem thêm  

Top smartphone giá tầm 3 triệu trong tuần

Nhu cầu sử dụng smartphone ngày càng lớn. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể tậu được những siêu phẩm như HTC One hay Galaxy S4. Trên thị trường vẫn có những dòng máy có cấu hình tương đối và mức...

Xem thêm  

Sản phẩm mới dành cho dân phượt

Thiết kế nhỏ gọn thời trang và tích hợp nhiều tính năng chụp ảnh "đỉnh", điện thoại thông minh đang dần trở thành "người bạn đường" đắc lực cho giới trẻ trên hành trình khám phá những miền...

Xem thêm  

Thêm hình ảnh về Samsung Tablet S

​Như các bạn đã biết về thông tin Samsung sắp tung ra một số chiếc máy tính bảng trong thời gian sắp tới, chính xác là vào ngày 12/6. Một trong số đó chính là chiếc máy tính bảng Samsung Galaxy Tab S,...

Xem thêm