Nội dung
Như trong phần một ở đây: http://congnghe.5giay.vn/threads/co-ban-kien-thuc-co-ban-cua-nhiep-anh-phan-1.788/#post-1097, tôi đã giới thiệu cho các bạn hiểu về giá trị Ev ( Exposure value) và F-stop như là một phần quan trọng nhất của nhiếp ảnh, tiếp theo sau đây tôi xin giới thiệu những thông số kỹ thuật tiếp theo :

cơ bản kiến thức cơ bản của nhiếp ảnh-phần 2

Shutter Speed (Thời gian chụp hay tốc độ chụp)

cơ bản kiến thức cơ bản của nhiếp ảnh-phần 2

Ngoài việc điều chỉnh cường độ ánh sáng đi qua ống kính ta còn có thể điều chỉnh thời gian cho ánh sáng đi vào để thay đổi độ sáng của ảnh chụp. Yếu tố này gọi là thời chụp hay tốc độ chụp. Đơn vị tính là giây.
Thời gian này chính là thời gian màn trập trong máy mở ra để cho ánh sáng đi vào. Thời gian này càng lâu (tốc độ chậm) thì lượng ánh sáng đi vào càng nhiều và ngược lại, thời gian này càng ngắn (tốc độ nhanh) thì lượng sáng đi vào sẽ ít đi.
Cũng như phần độ mở ống kính, theo tiêu chuẩn thì khi tăng một nấc thời gian chụp thì lượng ánh sáng đi vào gấp đôi. Tốc độ chụp nhanh hơn 1s có 1/2 , 1/4 , ….1/125, 1/250….Còn lâu hơn 1s là 2, 4, 8 , 16s….
Ngoài ra còn có ký hiệu B : màn chập mở cho đến khi buông tay bấm nút chụp.
Ký hiệu T : màn chập mở cho đến khi bấm nút chụp lần nữa.
cơ bản kiến thức cơ bản của nhiếp ảnh-phần 2

cơ bản kiến thức cơ bản của nhiếp ảnh-phần 2
Yếu tố này thể hiện khả năng hấp thụ ánh sáng của cảm biến ảnh.Có nhiều loại cảm biến ảnh khác nhau. Đối với khoảng thời gian trước khi có máy kỹ thuật số thì cảm biến ảnh đó chính là những cuộn phim với nhiều giá trị khác nhau đại diện cho giá trị thu nhận ánh sáng của chúng và đơn vị tính là ASA. Ngày ngay ở thời đại số hoá, máy ảnh kỹ thuật số không còn dùng film để ghi nhận ánh sáng mà là những cảm biến ( sensor ) với giá trị là ISO

cơ bản kiến thức cơ bản của nhiếp ảnh-phần 2

Để sử dụng sao cho hợp lí thông số nhạy sáng này của cảm biến, tôi sẽ nói với các bạn ở những phần sau.


Exposure Value (Ev)

Trong nhiếp ảnh, sự kết hợp của độ mở ống kính và tốc độ chụp cho ta một đại lượng đặc trưng gọi là Exposure value (Ev). Ev 0 là khi ta đặt khẩu độ là 1 ở tốc độ chụp là 1 giây. Ev được tính bằng kết hợp hai hàm logarit của giá trị độ mở ống kính (Apeture value) và giá trị của thời chụp (Time Value).
EV = Av + Tv
Gọi N là trị số khẩu độ ( f-number) ta có Apeture value :
cơ bản kiến thức cơ bản của nhiếp ảnh-phần 2
Nếu t là thời chụp tính bằng giây ta có Time Value:
cơ bản kiến thức cơ bản của nhiếp ảnh-phần 2
Các công thức trên chỉ để tham khảo. Trong thực tế thì bạn chỉ cần hiểu là với khi bạn mở ống kính thêm một khẩu độ thì thời gian chụp phải giảm đi một nửa (hay ngược lại) thì Ev không thay đổi. Các bạn cần lưu ý một điểm mà các bạn mới chụp hay nhầm lẫn là mở ống kính thêm một khẩu nghĩa là giảm f-number một stop. Ví dụ như từ f/8 về f/5.6 .

Ánh sáng tác động vào film còn phụ thuộc vào độ nhạy sáng của film. Độ nhạy sáng của film thì đơn giản như khẩu độ hay tốc độ chụp là tăng gấp đôi thì lượng sáng vào sẽ tăng gấp đôi. Film 100asa thì gấp đôi 50asa, 200asa thì gấp đôi film 100asa… Tùy thuộc vào điều kiện chụp khác nhau sẽ có những chọn lựa khác nhau .Tuy nhiên để đơn giản thì các bạn mới chụp nên căn cứ vào mức chuẩn 100asa.

Quay lại độ sáng của hình chụp, đó là kết quả của việc dựa vào ánh sáng của chủ đề, độ nhạy sáng của film, khẩu độ và tốc độ chụp. Độ nhạy sáng của film thì tất nhiên là càng thấp thì hình ảnh càng mịn. Nhưng không phải điều kiện nào cũng có thể chọn lựa film có độ nhạy thấp được. Chúng ta sẽ quay trở lại vấn đề này trong bài nói về film. Còn bây giờ để đơn giản thì hãy chọn film 100asa và quan tâm đến khẩu độ và tốc độ.
Dưới đây là bảng giá trị Ev để các bạn tham khảo:

cơ bản kiến thức cơ bản của nhiếp ảnh-phần 2

Trong bảng trên, các giá trị Ev giống nhau sẽ nằm trên một đường chéo từ góc dưới bên trái sang góc trên bên phải. Ngay tại một Ev nào đó trong bảng, dóng thẳng sang bên trái và thẳng lên phía trên bạn sẽ tìm được một cặp Khẩu độ và tốc độ tương ứng. Nhìn trong bảng bạn sẽ thấy có nhiều cặp khẩu độ khác nhau cho cùng một Ev. Như vậy khi chọn khẩu độ và tốc độ khác nhau thì hình ảnh sẽ khác nhau như thế nào? Phần tiếp theo tôi sẽ trình bày về các yếu tố liên quan khi bạn chọn khẩu độ và tốc độ để có được bức ảnh như ý.

Trên thực tế không phải lúc nào chúng ta cũng phải áp dụng đúng như bảng giá trị trên, tất cả chỉ là tham khảo và còn tuỳ thuộc vào thể loại ảnh bạn sẽ chụp gì, tình huống chụp và địa điểm chụp. Điều này tôi sẽ nói với bạn trong những bài tiếp theo.

Phần 3 : http://congnghe.5giay.vn/threads/co-ban-kien-thuc-co-ban-cua-nhiep-anh-phan-3.791/

Anh Thắng-Tổng hợp

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

5 laptop được đánh giá cao của Asus

Có thể nói thương hiệu Asus ngày càng được biết đến nhiều hơn trong thời gian gần đây. Bắt đầu từ năm 2011 với dòng Zenbook cao cấp, công ty Đài Loan cho thấy họ đủ khả năng thiết kế những sản...

Xem thêm