Nội dung

Nhóm cố vấn cấp cao có mặt tại Detroit, thủ phủ công nghiệp ôtô Mỹ, hôm 9/3 để chứng kiến cuộc chạy thử chiếc xe điện mới của GM, và phác thảo tương lai của ngành công nghiệp ôtô Mỹ. Ngày 31/3 là hạn chót để các cố vấn này đưa ra quyết định tiếp tục cho vay đối với GM và Chrysler.

Những người đến Detroit lần này gồm có Steven Rattner, Ron Bloom, hai cựu Chủ tịch hai ngân hàng đầu tư, và Diana Farrell, Brian Deese, thành viên của Hội đồng kinh tế quốc gia. Tại đây, họ gặp gỡ các kỹ sư cùng các lãnh đạo của Nghiệp đoàn ôtô UAW.

 chuyến thử xe trị giá 216 tỷ usd

Chiếc Chevrolet Volt mà GM đặt nhiều kỳ vọng. Ảnh: AP.

Các nhà sản xuất cũng có hạn chót là 31/3 để chứng minh cho chính phủ thấy những nỗ lực của họ trong việc cắt giảm chi phí và đạt được nhượng bộ từ phía chủ nợ cùng với nghiệp đoàn. Việc thử nghiệm Volt nhằm xác định xem GM và Chrysler có xứng đáng nhận được 21,6 tỷ USD nữa không. Bởi các khoản vay được kèm với điều kiện hai hãng này phải có những bước tiến trong việc sản xuất xe sạch và tiết kiệm nhiên liệu.

Theo kế hoạch mà GM mà Chrysler đã đệ trình, hai tập đoàn này cho rằng cách duy nhất để họ có thể tồn tại là có được gói cứu trợ bổ sung càng sớm càng tốt, muộn nhất là đầu tháng tới. Các kiểm toán viên của GM trong báo cáo tuần trước đã tỏ ra lo ngại cho số phận của hãng nếu như không có trợ giúp từ phía chính phủ.

Gần đây, GM đã có được thỏa thuận với các chủ nợ để chuyển đối 30 tỷ USD trái phiếu không thế chấp sang cổ phiếu thường. Điều này làm tăng thêm mối lo về nguy cơ phá sản của tập đoàn, còn cao hơn khoảng thời gian cuối tháng 12 năm ngoái khi họ gần như cạn kiệt tiền mặt. “Nếu các cố vấn nhận thấy GM và chủ nợ của mình không thể đi đến hợp tác…thì họ (các cố vấn) nên đưa ra phán quyết để GM phá sản thay vì gia hạn thời gian tái cơ cấu”, chuyên viên phân tích nợ của Gimme Credit, Shelly Lombard nhận xét.

Cũng có những người chung quan điểm với GM trong vấn đề nhạy cảm này. Chủ tịch trung tâm nghiên cứu CAR, David Cole, cho rằng mối lo phá sản chỉ nên vừa đủ để thuyết phục nghiệp đoàn và các chủ nợ nhượng bộ. “Không thể xóa bỏ được nguy cơ phá sản. Đó sẽ là đòn bẩy khiến mọi người đi đến thỏa thuận”.

Nhưng giải pháp phá sản cũng không làm cho tiền thuế của người dân được hoàn trả. GM tuyên bố họ sẽ cần 100 tỷ USD để bù đắp thiệt hại do quy trình phá sản gây ra, Chrysler cũng yêu cầu 24 tỷ USD với lý do tương tự.

Khoản vay 21,6 tỷ USD sẽ cho phép chính phủ Mỹ kéo dài thời gian cân nhắc số phận hai hãng. Rất nhiều người mong chờ điều này, đặc biệt là một số thành viên của ban cố vấn trong đó có Rattner và Bloom. Trong trường hợp đó, khoản vay 21,6 tỷ sẽ đến từ gói cứu trợ kinh tế TARP thay vì đến từ một quỹ dự trữ trực tiếp của Quốc hội. Đặt quyết định trong tay Bộ tài chính thay vì Quốc hội làm tăng khả năng nhận được những gì họ cần.

Quốc hội đã từ chối đề nghị 14 tỷ USD của GM, Chysler và Ford hồi tháng 12 năm ngoái, trong khi đó.“Một điều mà chúng ta biết là Tổng thống không muốn ngành ôtô sụp đổ”, dẫn lời Chủ tịch David Cole.  

Quang Cường (theo CNN)

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

5 siêu xe sắp ra mắt trong tương lai

Cuộc khủng hoảng kinh tế ít nhiều đã làm cho ngành công nghiệp ô tô chịu nhiều ảnh hưởng và phát triển chậm hơn dự kiến. Tuy vậy, vẫn có những dự án đang âm thầm được triển khai để làm hài lòng những tay đam mê siêu xe và tốc độ. Trong vài năm tới, 5 siêu xe của các thương hiệu nổi tiếng sẽ lần lượt ra mắt.

Xem thêm  

Audi Q5 đọ sức cùng Lexus RX350

Trong phân khúc xe CUV hạng sang tại Việt Nam, có rất nhiều cái tên nổi bật khiến cho khách hàng phân vân khi chọn lựa. Chúng tôi chọn ra hai mẫu xe tiêu biểu Audi Q5 và Lexus RX350 để tìm kiếm sự khác biệt giữa hai đại diện tiền tỷ này.

Xem thêm  

Siêu xe Lamborghini Gallardo mới sắp ra mắt

Sau khi chính thức "khai tử" dòng Gallardo cũ sau 10 năm có mặt trên thị trường với tổng cộng 14.022 chiếc được xuất xưởng. Mới đây hãng sản xuất siêu xe Lamborghini đã tiết lộ những hình ảnh mới...

Xem thêm