Thiếu hụt chất béo = thần kinh chậm phát triển
Chị Minh (35 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) chưa bao giờ thôi ám ảnh về chuyện cân nặng của con trai. Chả là, dù mới chuẩn bị vào lớp một, nhưng bé đã nặng tới hơn 30 cân, to gần gấp đôi nhiều bạn cùng trang lứa. Sợ con tăng cân không kiểm soát, gia đình chị bắt đầu ép bé ăn kiêng. Những thực phẩm dính dáng đến chất béo được loại bỏ hoàn toàn khỏi bữa ăn. Thậm chí, các món xào hay canh cũng chỉ được làm theo công thức đun nóng với mắm, muối. Đồ luộc, hấp được huy động tối đa trong bữa cơm của bé trong thời gian dài.
Chia sẻ về chế độ ăn của con, chị Minh thở dài: “Ngày trước nó biếng ăn thì mình mong ngày mong đêm là nó ăn được, ngủ được. Giờ thì phanh không nổi. Cực chẳng đã nên mới phải áp dụng chế độ ăn thanh đạm đó. Hi vọng sau “chiến dịch” nói không với chất béo, thằng bé sẽ thon gọn phần nào”
Không chỉ chị Minh mà hầu hết mọi người đều cho rằng chất béo chính là thủ phạm gây béo phì. Tuy nhiên, sự thật là, kẻ thù của cân nặng lại chính là đường, đồ ăn nhanh, thói quen lười vận động và sự tác động tiêu cực từ các thiết bị thông minh (smartphone, máy tính bảng,…).
Hơn nữa, đối với trẻ nhỏ, chất béo có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện nên việc cắt giảm sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy đáng tiếc. Cụ thể, thiếu chất béo, các loại vitamin tan trong dầu như: A, D, E, K không thể hòa tan, khiến hệ miễn dịch hoạt động kém, thể lực suy giảm, chiều cao phát triển chậm. Đặc biệt, trong những năm đầu đời, khoảng 60% não của bé được cấu thành từ chất béo thì sự thiếu hụt chất này có thể dẫn đến chậm phát triển về thần kinh, giảm khả năng học tập của trẻ.
Nhiều người lầm tưởng rằng chất béo là nguyên nhân chính gây ra béo phì ở trẻ… |
Cần dung hòa cả mỡ động vật và dầu thực vật
Ngoài việc hạn chế cho trẻ ăn chất béo, nhiều mẹ còn cho rằng mỡ động vật không tốt, thế nên, nếu buộc phải sử dụng, dầu thực vật sẽ là lựa chọn đầu tiên.
Tuy nhiên, bác sĩ dinh dưỡng Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết: "Dầu thực vật hay mỡ động vật đều do chất béo cấu thành nhưng chúng có sự khác biệt. Trong dầu thực vật có nhiều axit béo chưa no có ích cho cơ thể bé lại rất ít hoặc hầu như không có axit arachidonic (ARA) - một axit béo quan trọng với sự phát triển trí não của trẻ cũng như với hệ miễn dịch, đông máu… Trong khi đó, loại axit này lại được tìm thấy nhiều trong mỡ động vật. Do đó, để cân bằng giữa các loại chất béo, cách tốt nhất khi chế biến thực ăn cho bé là một bữa nấu dầu, bữa sau đổi sang nấu mỡ.
Tuy nhiên, với trẻ em, khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ chất béo để phát triển toàn diện. |
Chất béo từ cá tốt hơn từ thịt
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, trẻ từ 6-12 tháng nên ăn 31g chất béo/ngày, hàm lượng này với trẻ từ 1-6 tuổi là 50g. Tùy theo nhu cầu của trẻ, cha mẹ có thể thêm, bớt một chút, tuy nhiên không nên cắt giảm tối đa.
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, trẻ từ 6-12 tháng nên ăn 31g chất béo/ngày, hàm lượng này với trẻ từ 1-6 tuổi là 50g. Tùy theo nhu cầu của trẻ, cha mẹ có thể thêm, bớt một chút, tuy nhiên không nên cắt giảm tối đa.
Các loại hoa quả như: bơ, các loại hạt... với hàm lượng cao các chất béo chưa bão hòa (unsaturated fats), giúp cơ thể tăng cường sản xuất cholesterol tốt cũng là những thực phẩm bổ sung chất béo có lợi cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên, để đảm bảo năng lượng cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, cha mẹ nên cân đối lượng chất béo gốc động vật và thực vật trong khẩu phần ăn của con theo tỷ lệ 7:3 nhé!
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet