Cây phú quý có tên khoa học là Aglaonema Hybrid, tên tiếng Anh thường gọi là Aglaonema Red. Đây là giống cây lai tạo có nguồn gốc từ Indonesia do nhà nhà thực vật học Gregori người Indonesia đã nghiên cứu vào năm 1982 khi ông chuyển màu sắc xanh nguyên thủy của giống gốc sang màu xanh viền đỏ hiện nay.
Loài cây này vô cùng dễ trồng và chăm sóc, chúng mọc thành từng bụi và mọc hoang ở bất cứ đâu, có thể sinh trưởng tốt cả trong điều kiện đất trồng lẫn thủy sinh. Hiện nay, ở Việt Nam cũng trồng nhiều cây phú quý để làm cây cảnh trang trí hoặc cây phong thủy.
Hình ảnh cây phú quý
Cây phú quý là loài thân thảo, có chiều cao trung bình chỉ từ 30-40cm. Thân cây có màu trắng hồng, được tạo nên từ các bẹ lá đan xen vào nhau. Lá cây vốn có màu xanh đậm, thế nhưng trải qua hàng trăm năm lai tạo để khiến chúng xen lẫn màu đỏ hồng bên trong. Lá cây có dạng thuôn dài, nhọn dần khi về phía đầu lá.
Cây phú quý có bộ rễ chùm màu xanh nhạt, lan rộng nếu trồng trong đất, còn nếu trồng thủy sinh thì bộ rễ sẽ ngắn hơn và có màu trắng đục. Nếu được trồng trong điều kiện thích hợp, cây phú quý ra hoa trắng muốt và sẽ mang đến nhiều tài lộc cho gia chủ. Mùa hoa khoảng từ đầu tháng 5, sau khi hoa tàn sẽ tạo quả mọng có màu cam khá đẹp mắt.
Hình ảnh cây phú quý ra hoa đẹp mắt
II. Cây phú quý trong phong thủy1. Cây phú quý hợp mệnh gì?
Cây phú quý có màu đỏ hồng đan xen với màu xanh lục nên rất phù hợp đối với những người mang mệnh Hỏa và mệnh Mộc. Ngoài ra người mệnh Thổ cũng có thể trồng loài cây này do quan hệ tương sinh giữa Hỏa và Thỏ.
Những người mang mệnh Hỏa và Mộc khi trồng cây phú quý sẽ giúp mang lại nhiều may mắn, thuận lợi trong công việc, sự nghiệp. Bởi những người mang hai cung mệnh này đều là những người tài giỏi, dám nghĩ dám làm, dám đương đầu với khó khăn thử thách. Khi họ thành công thì trái ngọt đạt được là vô cùng lớn. Màu xanh của cây cũng giúp cho người mệnh Hỏa giảm bớt những căng thẳng, kiềm lại tính khí nóng nảy, bốc đồng, tăng thêm vận khí tốt, thu hút tài lộc và công việc hanh thông.
Dù mệnh Hỏa hay Thổ thì khi trồng cây nên trồng trên đất, tránh trồng thủy sinh bởi có hành Thủy sẽ trợ cho Mộc dập Hỏa, mọi thứ trở về nguyên thủy.
2. Cây phú quý hợp tuổi nào?
Nếu xét tới 12 con giáp thì cây phú quý phù hợp nhất với người tuổi Dậu. Những người này nếu trồng cây sẽ giúp mang đến nhiều năng lượng tích cực, sự may mắn, thành công và những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
3. Ý nghĩa cây phú quý
Màu đỏ là màu của may mắn nên cây phú quý tượng trưng cho điều tốt lành. Cây giúp mang lại giàu sang, tài lộc cho người trồng. Nếu bạn tặng cho ai đó hoặc được người khác tặng cây phú quý thì có nghĩa là cầu chúc những điều tốt đẹp, mong muốn một cuộc sống thịnh vượng, phát tài. Loại cây này thường hay được sử dụng làm quà tặng tân gia, quà tặng khai trương, hoặc quà sinh nhật với những lời chúc ý nghĩa.
4. Cây phú quý đặt ở đâu trong nhà là hợp lý?
Do là loại cây cảnh có khả năng thanh lọc bụi bẩn, hấp thụ độc tố trong không khí vô cùng hữu hiệu, vậy nên bạn hãy đặt những chậu cây phú quý tại những nơi có nhiều không khí lưu thông, chẳng hạn như phòng khách, phòng làm việc, hoặc thậm chí là phòng ngủ.
Cây phú quý để bàn
- Đặt cây trong phòng khách
Theo phong thủy, cây phú quý mang ý nghĩa tài lộc, thích hợp để đặt ngoài phòng khách. Không nên đặt ở dưới vị trí gần điều hòa sẽ khiến chúng khó phát triển, sinh sôi.
Ngoài ra, không đặt cây trước cửa phòng khách, làm vậy sẽ chắn luồng vượng khí chảy vào nhà. Bạn có thể đặt cây ở kệ tivi, gần bàn uống nước,...
- Đặt cây trong phòng ngủ
Những cây cần ít nước, có kích thước nhỏ như cây phú quý thích hợp trong ở trong phòng ngủ. Theo phong thủy, việc trồng cây có màu xanh nhạt tạo cho gia chủ cảm giác thoải mái, thư giãn và giúp có một giấc ngủ sâu. Khi đặt trong phòng ngủ, cây phú quý sẽ hút những khí độc, làm sạch không khí trong phòng ngủ.
Bạn nên đặt vị trí cách xa giường ngủ, đặc biệt là đầu giường.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đặt chậu cây tại hướng Đông - Đông Nam, vì đây là hướng tốt cho hành Mộc, lại thu hút vượng khí tốt, rất phù hợp cho việc trồng và trang trí cây cảnh trong nhà.
III. Tác dụng của cây phú quýCây phú quý bên cạnh việc được sử dụng để làm cây cảnh phong thủy, nó còn có thể được dùng làm cây cảnh trang trí trong phòng khách, phòng làm việc, đặt trên bàn để giúp làm nổi bật không gian xung quanh, tô điểm vẻ đẹp cảnh quan. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu trồng cây phú quý tại bàn làm việc, cây sẽ lan tỏa nguồn năng lượng tích cực cho bạn, giúp người trồng giải tỏa được căng thẳng, phấn chấn vui vẻ hơn để làm việc hiệu quả.
Ngoài ra, đây cũng là loài cây cảnh được đánh giá cao trong việc lọc sạch bụi bẩn trong không khí, giảm thiểu khói bụi, ảnh hưởng xấu từ tia tử ngoại của các thiết bị điện tử.
Đây cũng là món quà tặng rất phù hợp nhân dịp khai trương, tân gia, lễ tết…
Cây phú quý có độc không?
Cây phú quý mặc dù có màu sắc sặc sỡ gồm xanh, đỏ, hồng,... thế nhưng nó không hề chứa độc tố mà trái lại rất an toàn đối với sức khỏe con người lẫn vật nuôi trong nhà. Vậy nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi trồng loại cây cảnh này, ngay cả khi nhà bạn có trẻ nhỏ hoặc nhiều loại vật nuôi khác nhau.
IV. Cách trồng và chăm sóc cây phú quý1. Cách trồng cây phú quý trong chậu đất
Lựa chọn đất trồng
Cây phú quý khá dễ trồng cho nên chúng không yêu cầu cao về mặt đất trồng. Bạn hãy lựa chọn những loại đất giàu dinh dưỡng, nhiều mùn, độ tơi xốp cao cùng với khả năng thoát nước tốt để có thể giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Bạn có thể trộn thêm phân hữu cơ, mùn cưa, xơ dừa để tăng thêm dinh dưỡng cho đất tốt hơn.
Lựa chọn chậu
Bạn có thể lựa chọn loại chậu bằng đất nung, bằng nhựa tùy ý, tuy nhiên chậu cây cần có một ít lỗ thoát nước để tránh cho việc bị ngập úng khi bạn lỡ tưới quá nhiều hoặc khi gặp thời tiết mưa gió nếu như bạn đặt chậu cây ở ngoài trời. Trước khi đổ đất vào trong chậu, bạn nên lót xơ dừa xuống dưới đáy để ngăn nước khi thoát ra sẽ cuốn trôi hết dinh dưỡng trong đất.
Điều kiện ánh sáng
Cây phú quý ưa ánh sáng ở mức vừa phải, bạn chỉ nên cho chúng tắm nắng từ 2-3 tiếng mỗi ngày nhằm tăng khả năng quang hợp và giúp cành lá tươi tốt hơn. Ngoài ra loài cây này hoàn toàn có thể đặt ở trong phòng với điều kiện thiếu ánh sáng tự nhiên mà vẫn sinh trưởng tốt, đó là bởi ánh đèn khi bạn bật ở trong phòng vẫn có tác dụng kích thích cây phát triển.
Nước tưới
Cây phú quý không yêu cầu quá nhiều về lượng nước tưới, bạn chỉ nên tưới cho chúng 2-3 ngày/lần nếu như bạn đặt chậu cây ở trong nhà. Còn nếu bạn trồng cây ở ngoài trời, hãy đảm bảo tưới ít nhất 1 lần/ngày để giúp giữ ẩm trong đất nhé.
2. Cách trồng cây phú quý thủy sinh
Phương pháp trồng
Với phương pháp trồng thủy sinh, bạn cần cắt lấy một đoạn cây để làm giống từ cây mẹ khỏe mạnh ban đầu. Sau đó bạn có thể đem cây non đó ngâm trong dung dịch kích rễ hoặc trồng cơ bản trong đất để khiến rễ mọc ra nhanh hơn. Cứ như vậy trong vòng từ 7-10 ngày để cây non hình thành bộ rễ cơ bản.
Kế đến, bạn hãy đặt cây non đã ra rễ mới vào trong bình thủy sinh, rồi hãy đổ nước vào bên trong bình để nuôi cây. Hãy pha thêm dung dịch dinh dưỡng vào trong nước theo tỷ lệ 1:10 để giúp cây phát triển dễ dàng và tốt hơn.
Cách chăm sóc
Thường xuyên thay nước cho cây phú quý thủy sinh trong quá trình trồng để tránh trường hợp cành, rễ bị thâm đen, thối hỏng. Bạn có thể bổ sung thêm một số chất có khả năng tăng oxy trong nước nhằm ngăn chặn sự thâm đen có thể xảy ra.
Cách xử lý khi cây bị thối lá, thối cành
Trong trường hợp cây phú quý bị thối cành, lá hoặc thâm đen rễ, bạn cần phải cắt bỏ những đoạn bị hư hỏng đó đi, sau đó đem cây đi rửa sạch dưới vòi nước, đặc biệt rửa sạch ở những chỗ bị hư hỏng sau khi cắt. Cuối cùng, bạn lặp lại quá trình thay nước trong bình và đặt cây vào trồng như ban đầu.
V. Cây phú quý giá bao nhiêu?Hiện nay, giá của cây phú quý trên thị trường dao động trong khoảng từ 80.000 đến 200.000 đồng cho một chậu cây đẹp mắt. Ngoài ra, nếu như bạn đang muốn tìm kiếm những chậu cây dáng đẹp, có quả độc đáo hoặc hoa nở thì mức giá có thể sẽ còn cao hơn. Nhìn chung, giá bán của cây trên thị trường là ở mức rẻ và chấp nhận được.
VI. Phân biệt cây vạn lộc và cây phú quýHiện nay, nếu không nhìn kỹ nhiều người sẽ nhầm lẫn giữa cây vạn lộc và cây phú quý vì hai cây này khá giống nhau, đều thuộc họ ráy. Dưới đây là hình ảnh nhận biết hai loài cây này.
Cây phú quý có hình dáng tương tự như cây vạn lộc nhưng màu của thân cây phú quý là màu hồng nhạt còn cây vạn lộc là màu xanh. Lá cây phú quý có hình thon nhọn, viền màu đỏ tím và giữa màu xanh lục trong khi đó cây vạn lộc viền màu xanh lá cây và giữa là màu hồng có đốm xanh.
Một số hình ảnh cây phú quý đẹp mắtNguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet