Nội dung
Mục Lục
Nguồn gốc, đặc điểm của cây chanh
Các loại cây chanh phổ biến hiện nay
Tác dụng của cây chanh trong đời sống
Cách trồng cây chanh và chăm sóc tốt nhất
Nguồn gốc, đặc điểm của cây chanh

Cây chanh là loài cây vô cùng phổ biến trên toàn thế giới ngày nay, nó có tên khoa học là Citrus aurantifolia, thuộc họ Cam. Cây chanh vốn có nguồn gốc từ các nước trong khu vực Đông Nam Á và một số nước châu Á, sau này chúng dần dần phổ biến hơn và xuất hiện rất nhiều trên khắp thế giới. Chủ yếu người ta trồng cây chanh để lấy quả, quả của chúng được sử dụng trong ẩm thực, sinh hoạt hàng ngày của con người.

Cây chanh là giống cây thân gỗ nhỏ, có nhiều nhánh xuất hiện dọc thân cây, tán lá rậm rạp và xum xuê, có khả năng cho ra nhiều quả. Với những cây chanh đã trưởng thành thì chúng có thể cao từ 3-5m, cành cây chắc khỏe, mập mạp, nhiều chồi và nhánh nhỏ. Lá cây chanh có dạng hình trứng, chiều dài khoảng 5-7cm, mép lá hơi có răng cưa, lá có màu xanh lục và thường được con người thu hái làm gia vị cho các món ăn.

Cây chanh - đặc điểm phân loại cách trồng và chăm sóc ra quả nhiều

Hình ảnh cây chanh quen thuộc ở nước ta

Hoa chanh khi nở thường có màu trắng toát và có hương thơm nhẹ nhàng, cuốn hút. Hoa mọc thành chùm, mỗi bông có 5 cánh, có nhiều nhụy hoa xuất hiện thành vòng tròn ở dưới gốc cánh hoa. Hoa có khả năng tạo quả, quả có hình cầu, kích thước từ nhỏ cho đến trung bình, bên trong có múi và mọng nước, vị rất chua. Ngoài ra quả còn chứa các hạt chanh nhỏ ở bên trong, những hạt này có thể được dùng để trồng cho các cây chanh tiếp theo.

Các loại cây chanh phổ biến hiện nay

Cây chanh do đã quá phổ biến trên toàn thế giới ngày nay, do đó mà chúng có nhiều loại khác nhau tùy theo từng quốc gia và khí hậu. Sau đây là những loại cây chanh phổ biến nhất:

1. Cây chanh ta

Là giống cây chanh phổ biến nhất tại nước ta và được rất nhiều người sử dụng để chế biến món ăn, nước giải khát hàng ngày. Không chỉ riêng quả chanh mà lá của chúng cũng rất thơm và được sử dụng để làm gia vị cho món ăn cũng như làm dược liệu chữa bệnh.

2. Cây chanh tứ quý

Là giống cây chanh rất được ưa chuộng hiện nay bởi quả to đẹp, căng mọng, cây rất sai quả. Ngoài ra nếu trồng chúng thì sẽ mang lại năng suất rất cao cho nên được nhiều người dân các tỉnh thành trồng để mang đem bán.

Cây chanh - đặc điểm phân loại cách trồng và chăm sóc ra quả nhiều

Cây chanh tứ quý

3. Cây chanh Úc đỏ

Là giống chanh ngoại nhập có nguồn gốc từ nước Úc. Cây chanh cho ra loại quả có màu hơi đỏ, chủ yếu được người dân trồng làm cảnh.

4. Cây chanh đào

Hay còn được người dân gọi là loại chanh lõi hồng. Đây là giống chanh cũng được trồng khá nhiều ở nước ta. Quả của chúng to hơn so với loại chanh ta, thường được sử dụng để làm dược liệu chữa bệnh trong một số bài thuốc dân gian.

5. Cây chanh Úc vàng

Cũng là một giống chanh khác có nguồn gốc từ nước Úc. Cây chanh Úc vàng cho ra loại quả có màu vàng tươi, kích thước lớn, bên trong căng mọng nước. Người Úc thường dùng loại chanh này rất nhiều trong ẩm thực, tương tự như với cây chanh ta của Việt Nam. Tuy nhiên giống cây chanh Úc vàng khi về Việt Nam thì chủ yếu được trồng làm cây cảnh.

Cây chanh - đặc điểm phân loại cách trồng và chăm sóc ra quả nhiều

Cây chanh Úc vàng

6. Cây chanh Cẩm Thạch

Là giống cây chanh có ruột màu hồng tương tự như chanh đào. Thế nhưng vỏ ngoài của cây chanh Cẩm Thạch lại sần sùi hơn và có màu xám xanh, gần giống với màu đất. Loại cây chanh này cũng thường được trồng để làm cảnh.

7. Cây chanh không hạt

Là giống cây chanh được lai tạo ở nước ta, hình dáng bên ngoài và màu sắc giống hệt với quả chanh truyền thống. Thế nhưng khi bổ ra thì bên trong căng mọng nước và không hề có hạt. Đây là giống chanh rất được ưa chuộng tại một số địa phương vì tính tiện lợi của nó.

Tác dụng của cây chanh trong đời sống 1. Làm gia vị cho các món ăn

Quả chanh là loại quả vô cùng phổ biến hiện nay, được sử dụng rất nhiều trong việc chiết lấy nước cốt để làm gia vị cho nhiều món ăn khác nhau. Ngoài ra lá chanh cũng được sử dụng trong ẩm thực rất đa dạng bởi mùi thơm và sự phù hợp mà nó mang lại.

2. Giúp chữa một số chứng bệnh thường gặp

Trong Đông y, cây chanh cũng được sử dụng nhiều để chữa trị một số chứng bệnh như ho, cảm lạnh, viêm họng, ngộ độc rượu, buồn nôn,... bằng cách sử dụng lá chanh cũng như nước cốt chanh để làm thuốc.

3. Công dụng làm đẹp cho phụ nữ

Nhiều nước hiện nay sử dụng cây chanh nhằm mục đích chiết xuất ra loại tinh dầu vô cùng thơm và hữu dụng trong làm đẹp. Tinh dầu chanh có thể giúp loại bỏ mụn, xóa sổ vết thâm, vết nhám, giúp làn da của chị em phụ nữ trở nên đẹp hơn.

Cây chanh - đặc điểm phân loại cách trồng và chăm sóc ra quả nhiều

Chanh có công dụng giúp làm đẹp cho phụ nữ

4. Một số tác dụng khác

Ngoài việc dùng làm gia vị cho các món ăn cũng như làm thuốc, làm đẹp, cây chanh còn được sử dụng trong một số ngành công nghiệp khác như sản xuất nước rửa chén, dầu gội đầu, nước lau nhà, chất tẩy rửa,... Bên cạnh đó, nhiều người trồng cây chanh trong vườn nhà với mục đích đơn giản đó là trang trí cho cảnh quan không gian xung quanh.

Cách trồng cây chanh và chăm sóc tốt nhất 1. Phương pháp trồng

Cây chanh có thể được trồng dễ dàng thông qua 2 phương pháp đó là gieo hạt giống và giâm cành. Trồng bằng hạt giống sẽ mất nhiều thời gian hơn so với giâm cành, thế nhưng sẽ đảm bảo cây non khi lớn sẽ khỏe mạnh và cho năng suất tốt. Còn trồng bằng giâm cành sẽ tiết kiệm thời gian trồng và cây trưởng thành nhanh hơn, nhưng sẽ đòi hỏi công đoạn chăm sóc giai đoạn đầu khi mới giâm cành cao.

2. Thời điểm nên trồng

Cây chanh là loài cây có thể trồng được quanh năm mà không hề bị ảnh hưởng bởi những yếu tố thời tiết bất lợi. Tuy nhiên nếu bạn định trồng cây chanh nhằm mục đích thu hoạch để kinh doanh thì nên tránh trồng cây vào mùa mưa là được.

3. Đất trồng

Đất trồng cây chanh phải là đất có độ tơi xốp tốt, đã được xử lý kỹ càng, có đủ dinh dưỡng và độ ẩm tối thiểu để phục vụ cho việc trồng cây. Trước khi trồng cây thì bạn cần tiến hành đào hố trước ít nhất từ 1 tháng trở lên, kích thước hố đất thông thường sẽ có đường kính trung bình khoảng 60-80cm, độ sâu từ 40-50cm tùy theo chất lượng của đất.

4. Kỹ thuật trồng

Dù cho bạn trồng bằng hạt giống hay bằng giâm cành thì đều phải trồng trong những bầu đất đã được chuẩn bị từ trước. Trồng và chăm sóc cho đến khi cây non hình thành, sinh trưởng tốt và khỏe mạnh. Kế đến bạn phải rạch bầu đất và đặt cây non vào hố đất đã được chuẩn bị từ trước.

Khi đặt bầu đất chứa cây non vào trong hố đất, ưu tiên đặt bầu đất lệch xuống phía dưới nếu phần lớn nhánh cây của cây chanh non đang mọc, còn phần ít nhánh hơn thì quay lên trên. Điều này giúp cây phát triển đồng đều về nhánh cây cũng như tán lá sau này.

Sau khi trồng cây non trong hố đất, lấp đất lại cẩn thận và tưới nước thường xuyên để cây có thể sinh trưởng. Bạn có thể bố trí thêm cọc chống để giúp cây không bị ngã đổ, sau này khi cây đã vững chắc thì bỏ cọc chống đi là được.

5. Tưới nước

Cây chanh rất ưa ẩm và cần phải được tưới nước thường xuyên thì quả của chúng mới to đẹp và mọng nước. Do đó bạn cần đảm bảo việc tưới tiêu thường xuyên cho cây. Tuy nhiên không tưới quá nhiều nước khiến rễ cây có nguy cơ ngập úng, làm cây có khả năng bị chết.

6. Bón phân

Cây chanh là loại cây khá đặc biệt khi bón phân, nếu bón quá ít thì sẽ không có hiệu quả mà nếu bón quá nhiều lại có thể khiến cây bị ngộ độc và dễ chết cây. Do vậy mà bạn chỉ nên bón phân hữu cơ cho cây chanh mà không dùng bất cứ loại phân nào khác, vừa giúp cây chanh sinh trưởng dễ hơn, lại thân thiện với môi trường xung quanh.

Thời điểm đầu tiên, hãy tiến hành bón lót vào hố đất trước khi đặt bầu đất chứa cây non xuống trồng. Bón trung bình từ 1-2kg phân hữu cơ tùy theo kích thước của hố đất mà bạn tạo ra. Sau khi đặt bầu cây xuống hố, lấp đất lại và tưới nước như bình thường.

Sau này khi cây đã trưởng thành và cao lớn hơn, hãy tiến hành bón thúc cho cây trung bình 5-6 lần/năm. Mỗi lần bón trung bình dùng khoảng 0,5-1kg phân hữu cơ. Sau này khi cây cao lớn hơn nữa thì gia tăng thêm lượng phân bón trung bình hàng năm. Không tăng quá đột ngột có thể gây ngộ độc cho cây.

7. Cắt tỉa và làm cỏ

Cây chanh khi phát triển rất dễ có cỏ dại mọc xung quanh có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây. Do đó mà bạn phải thường xuyên làm cỏ cho sạch sẽ, đồng thời hãy cắt tỉa bớt những cành lá bị héo úa hoặc bị sâu tấn công để tránh gây ảnh hưởng đến cây chanh. Ngoài ra bạn có thể tỉa cành lá sao cho hợp lý để tạo tán lá cho cây, tăng thêm năng suất khi thu hoạch.

8. Phòng sâu bệnh

Cây chanh rất dễ bị sâu bệnh tấn công do là cây thân gỗ. Tuy nhiên cây chanh vô cùng kén chọn các loại thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật. Vậy nên bạn cần lựa chọn cho đúng và phù hợp loại thuốc cho cây. Tốt nhất hãy bón phân hữu cơ đều đặn để gia tăng sức đề kháng cho cây chanh được tốt hơn.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Tổ ấm của ca sĩ Trọng Tấn

"Trên tường về nhà, phải đi qua một cái cổng làng to đùng ở đầu Kim Giang, mình có cảm giác như đang sống trong một miền quê yên tĩnh", Trọng Tấn tâm sự, thể hiện rõ tuýp người hoài cổ, thích sự giản đơn, mộc mạc.

Xem thêm  

Tổ ấm của ‘chuồn chuồn ớt’ Ngọc Khuê

Nằm trong con ngõ nhỏ trên đường Nguyễn Sơn (Gia Lâm, Hà Nội), tổ ấm của ca sĩ Ngọc Khuê xinh xắn và rất "xì-tin" với nhiều loại hoa, gấu bông, bướm, chuồn chuồn trang trí. Toàn bộ không gian nội thất đều do người anh họ thiết kế.

Xem thêm  

Tổ ấm của một doanh nhân

Gia đình gồm 4 thành viên, cha mẹ và hai con trai. Họ muốn ngôi nhà đáp ứng các yêu cầu của cuộc sống hiện đại như tiện nghi, thoáng mát... Chủ nhà là một doanh nhân, nên cần không gian thư giãn trong nhà sau những giờ làm việc căng thẳng.

Xem thêm  

Nhà phố ở Canada

Căn nhà này của một gia đình trẻ, chỉ có hai người sinh sống. Chủ nhà, những người từng gắn bó với nơi này hơn 30 năm, đã quyết định không chuyển đi nơi khác mà xây dựng một ngôi nhà mới, xinh xắn.

Xem thêm  

Ngôi nhà mở bên bờ hồ Tây

Nằm bên bờ Hồ Tây, thoạt nhìn, ngôi nhà có vẻ nhỏ nhắn và khiêm nhường với những đường nét đơn giản, hình khối mạch lạc. Thế nhưng, cũng như tính cách của chủ nhân, ngôi nhà có vẻ ngoài không nổi bật này lại có một không gian mở, luôn chào đón bè bạn.

Xem thêm  

Tư gia của cựu ca sĩ 98 Degrees

Chẳng bao lâu sau khi chia tay nữ diễn viên Jessica Simpson, mùa xuân năm 2006, cựu thành viên của ban nhạc 98 Degrees, Nick Lachey, đã quyết định quên đi nỗi buồn bằng cách tậu một căn nhà tại Bel Air (Los Angeles, bang California).

Xem thêm  

Penthouse của Britney Spears

Căn hộ penthouse 3 phòng ngủ tọa lạc tại tòa nhà Silk Building ở phía đông Greenwich (New York) là một trong vô số bất động sản của cô công chúa nhạc pop Britney Spears. Nhưng có vẻ như, cô nàng chẳng mấy khi đoái hoài đến nó.

Xem thêm  

Căn nhà lãng mạn của Demi Moore

Nằm ở vùng ngoại ô khu Beverly Hills nổi tiếng, căn nhà của cặp diễn viên Hollywood, Demi Moore và Ashton Kutcher, không hề "lệch lạc" như cách mọi người vẫn nói về sự khác biệt tuổi tác của họ.

Xem thêm