Trải dài 570 m qua sông vitim , chiếc cầu này chỉ rộng chừng 2 m và không có rào chắn hai bên hay thiết bị an toàn để giữ xe không văng ra khỏi cầu khi xảy ra tai nạn. Cầu làm từ kim loại đã mục nát vì quá cũ kỹ trải trên bề mặt là gỗ xếp liên tiếp. Thời tiết ở đây quanh năm phủ trong băng tuyết khiến mặt cầu càng trở nên trơn trượt.
Cầu kuadinsky hẹp, trơn trượt bởi bề mặt trải đầy các ván gỗ. Ảnh: oddicentral. |
Cầu Kuadinsky thực chất là một phần đường ray của Baikal-Amur Mainline, dài 4.324 km đi qua đông siberia và Viễn Đông nga nhưng chưa bao giờ được khánh thành. Bởi thế, người dân Kuanda, một ngôi làng gần đó với khoàng 1.500 dân sinh sống đã tận dụng cây cầu để qua sông.
Bởi không chính thức là một cây cầu dành cho các phương tiện như ô tô qua lại, Kuadinsky hầu như chưa từng được sửa chữa gì trong suốt 3 thập kỷ qua. Thời tiết khắc nghiệt qua năm tháng đã khiến cây cầu xuống cấp nghiêm trọng, thường xuyên gãy nứt bởi xe quá tải đi qua tạo nên nhiều lỗ hổng. Để khắc phục, các lái xe phải tự đặt ván gỗ lên mặt cầu cho xe chạy qua.
Kuadinsky có dáng vẻ một chiếc cầu thô sơ đầy nguy hiểm thách thức bản lĩnh tài xế. Ảnh: oddi. |
Việc qua cầu Kuadinsky vào cuối mùa xuân và mùa hè là một thử thách lớn, đặc biệt với những lái xe hạng nặng. Nhưng việc này còn đáng sợ hơn nữa khi mùa đông tới. Ngay cả các tay lái kinh nghiệm nhất cũng phải hạ hết cửa kính để tránh gió thổi bay xe.
Bất chấp sự nguy hiểm từ cấu trúc đã xuống cấp, không có rào chắn bảo vệ mà mặt cầu trơn trượt, Kuadinsky vẫn đón ngày càng nhiều lượt xe qua đây mỗi ngày. Không những thế, việc vượt qua cây cầu bấp bênh nhất thế giới này còn được coi là thách thức với những tay lái mạo hiểm để thể hiện bản lĩnh. Mặc dù làng Kuanda đang chết dần bởi người dân vẫn không ngừng bỏ làng ra đi, cây cầu bấp bênh này dường như trở thành điểm hút khách du lịch.
Điều thú vị nhất là chưa từng có bất kỳ ghi nhận tai nạn nào xảy ra ở đây.
Như Bình
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet