Vừa lên chiếc SH300i mượn của người bạn đi được một đoạn, anh Long (Hà Nội) bỗng thấy phía dưới có mùi khét, sau đó là khói bốc lên. Anh lập tức tắt khóa điện, đưa xe vào lề đường quan sát. Rất may xe không bị cháy. Sau đó mang tới thợ mới biết xe hết nước làm mát. Bạn anh đã quên không thay suốt từ khi mua.
Độc giả Trương Đức Toàn chia sẻ trên VnExpress về trường hợp chiếc SYM Excel 150 bị túi ni-lông bám vào chỗ lấy gió của quạt làm mát động cơ. Xe bị nóng lên tận cốp, khói phía trong bốc ra nghi ngút. "Tôi dám chắc nếu chạy thêm vài km là xe tôi cũng tự nhiên bốc cháy mà không biết lý do vì sao".
Công suất nhỏ, kết cấu thoáng, động cơ tiếp xúc trực tiếp với khí trời, đa phần xe số sử dụng hệ thống làm mát bằng gió. Xe chuyển động, không khí luồn qua thân thổi vào động cơ. Người sử dụng không phải lưu tâm tới vấn đề máy nóng.
Quạt gió trên xe Nozza. |
Hiện tại các thành phố lớn, xe ga ngày càng được ưa chuộng nhờ kiểu dáng đẹp, hệ thống truyền động vô cấp cho phép người sử dụng không cần sang số khi tăng tốc. Để có những ưu điểm đó thì kết cấu hệ làm mát trên xe ga cũng có nhiều khác biệt so với xe số. Toàn bộ thân bao kín, tốc độ lưu thông không khí thấp dù xe chuyển động ở tốc độ cao.
Ngoài ra, hầu hết xe tay ga đều sử dụng hệ truyền động vô cấp. So với loại truyền động xích trên xe số thì hệ thống này tạo ra nhiều nhiệt hơn. Nhà sản xuất thường lựa chọn một trong hai giải pháp: dùng quạt thổi gió cưỡng bức vào động cơ hoặc thiết kết hệ thống làm mát bằng dung dịch.
Với kiểu thổi gió cưỡng bức, động cơ truyền công suất làm quay quạt. Không khí từ bên ngoài được hút vào, chạy theo các đường hướng gió làm mát thân máy. Động cơ chạy thì quạt quay. Kết cấu và nguyên lý làm việc của hệ thống đơn giản. Tuy nhiên theo anh Nguyễn Văn Tuấn, thợ sửa xe lâu năm thì cách làm mát này đã có từ lâu, máy chạy không êm bằng loại sử dụng hệ thống làm mát bằng dung dịch trên một số dòng xe mới như: Air Blade, SH, Lead, Nouvo LX…
Không giống như ôtô, bình chứa nước phụ trên xe máy thường ở vị trí khuất, rất khó theo dõi để chủ động châm thêm trong khi vai trò lại rất quan trọng.
Muốn quan sát nước trong bình chứa phụ trên xe Honda Lead phải mở cốp, tháo lắp nắp đậy. Còn trên xe SH bình nước phụ lại đặt ở phía trước, được mặt nạ trước che kín. Thiết kế của Nouvo LX cũng tương tự. Theo nhân viên hỗ trợ khách hàng của Yamaha, nếu nhìn từ bên ngoài không thể biết được lượng nước trong bình.
Người sử dụng có thể dễ dàng phân biệt xe sử dụng hệ thống làm mát bằng dung dịch hay không khí cưỡng bức. Chỉ có kiểu làm mát bằng dung dịch mới có đồng hồ hiện thị nhiệt độ trên bảng táp-lô. Nhưng do thói quen nên nhiều người thường không chú ý tới thông số này. Chỉ tới khi cạn sạch nước, xe xuất hiện mùi khét, thậm chí động cơ đã bị hỏng nặng như thổi gioăng quy-láp, bó máy mới mang đi kiểm tra, sửa chữa.
Về mặt lý thuyết, nước làm mát được tuần hoàn trong hệ thống, không mất mát. Nhưng trên thực tế, sử dụng lâu ngày, các điểm kết nối hở, ống cao su nứt vỡ, nước rỉ ra ngoài, hoặc hơi nóng theo đường thông hơi thoát ra khiến dung dịch làm mát cạn kiệt dần.
Theo anh Tuấn, khi phát hiện thấy máy nóng và ỳ, đồ hồ báo nhiệt cao người sử dụng nên mang xe đi kiểm tra. Còn Honda khuyên "nên định kỳ thay nước làm mát sau khi đi được 20.000 km".
Với những xe làm mát bằng gió cưỡng bức, dù không phải châm nước làm mát thì người sử dụng cũng nên theo dõi hoạt động của quạt gió. Nếu thấy bất thường như quạt chạy chậm, phát tiếng kêu, có các vật bịt lỗ hút gió thì nên
Thế Hoàng
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet