Theo các nghệ nhân trong làng Cầu Mống, để có được món bê thui Cầu Mống đúng chất thì phải sử dụng con bê nặng không quá 40kg. Bê chọn thui độ 30-45kg thì thịt không bị nhão. Sau khi làm sạch, lấy thanh sắt dài xỏ dọc thân rồi gác bê ngang ngọn lửa than để thui. Tùy theo trình độ và thâm niên trong nghề mà mỗi người có cách thui khác nhau để thịt bê đạt chất lượng, hài lòng du khách. Khi thui, người ta phải chú ý canh lửa cho thật đều tay để cả con bê vừa chín tới, thịt tái mềm.
Thịt bê thui đạt yêu cầu phải có đủ hai tầng thịt tái, chín rõ rệt. Phần bì chín tới độ trong suốt giòn mềm. Miếng thịt bê mang lên chế biến cho khách phải còn màu hồng tươi, hơi tái một tý, khi ăn mới cảm nhận được vị ngon ngọt và giòn của thịt bê.
Thanh sắt dài xỏ dọc thân rồi gác bê ngang ngọn lửa than để thui.
Năm 2013, tại Festival Di sản Quảng Nam lần thứ 5, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã công nhận bê thui Cầu Mống thuộc top 50 món ăn đặc sản nối tiếng của Việt Nam.
Thịt bê thui ngon là loại có da mỏng, thớ thịt sát da phải mềm, hơi hồng để chắc chắn rằng vẫn còn vị ngọt và dai trong đó.
Ngày trước người ta thường thui bê bằng củi cây, giờ đây thui bê bằng than hoa.
Ăn bê thui có thể gắp một miếng chấm vào nước mắm để ăn hoặc cuộn tròn thịt bê trong lớp bánh tráng mỏng gói ít rau sống, chuối… rồi cuốn bánh tráng lại.
Thái mỏng bê thui bằng loại dao lớn do người làng Cầu Mống làm ra.
Toát mồ hôi với bê thui.
Cẩn thận từng công đoạn để thịt bê đạt chất lượng.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet