Danh hài Vượng râu là một trong những diễn viên hài gắn bó với sân khấu hài miền Bắc từ khá lâu. Anh sinh năm 1982 tại Nam Định, từng phải nhận khá nhiều "gạch, đá" của dư luận với các phát ngôn như: “Ở đất Bắc này, tên Vượng “râu” không đứng thứ nhất, hẳn nhiên phải là thứ 2".
Tuy vậy, nhiều người rất ngưỡng mộ Vượng Râu ở khả năng kiếm tiền, với khối tài sản lớn đáng mơ ước. Trong đó nổi bật là khu nhà thờ Thiên Trường Vọng Phủ trị giá hàng chục tỷ đồng.
Với mong muốn gìn giữ bản sắc dân tộc và có nơi thờ tự, Vượng Râu cất nhà trên mảnh đất rộng cách xa nội thành và sử dụng lối kiến trúc cổ độc đáo.
Được biết nghệ sĩ Vượng Râu đã mua mảnh đất này được hơn 10 năm, năm 2012 anh mới tính đến chuyện xây nhà, làm phủ thờ.
Vượng Râu cho biết khi mua đất xong, anh mới được các cụ trong làng cho biết, đất này xưa kia là đất cổ tự, thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh.
Do vậy anh đã xác định sẽ xây Phủ thờ chứ không làm đất ở. “Coi như cũng là có duyên nợ với ngôi chùa cổ xưa kia”.
Toàn bộ công trình được làm bằng gỗ, trong đó có những loại gỗ quý như gỗ lim, cẩm lai và sến. Riêng chiếc sập phía trước gian thờ được làm bằng gỗ mít rừng có giá trị khoảng 300 triệu đồng.
Vượng Râu chia sẻ anh sẽ còn tiếp tục hoàn thiện khu nhà thờ Thiên Trường Vọng Phủ của mình. Mục đích là hàng năm vào dịp giỗ tổ ngành sân khấu, khu phủ sẽ là địa chỉ quen thuộc để anh chị em nghệ sĩ đất Bắc có nơi dâng hương, tề tựu tri ân tổ nghiệp.
Nghệ sĩ hài chia sẻ, những lúc rảnh rỗi không phải đi diễn hay dịp cuối tuần, anh thường đưa gia đình về đây nghỉ ngơi.
"Tôi muốn cho hai cháu nhỏ nhà mình rời khỏi không gian đô thị chật hẹp để về đây sinh hoạt và biết thêm những tập tục văn hóa truyền thống Bắc bộ" - Vượng Râu nói.
Vượng Râu nói thêm: "Ngày trước, tôi đi diễn và ghi hình ở nhiều nơi. Có những lúc cần bối cảnh dân gian là mình phải đi thuê và hầu hết không có sẵn. Vì vậy, tôi muốn mình chủ động hơn và cũng là cách để giữ gìn nét đẹp truyền thống".
Trong ngày mồng 1 Âm lịch hoặc ngày rằm, Vượng Râu từ chối nhận show để trở về với ngôi nhà lo việc thờ cúng Tổ tiên.
Trong hình là bài thơ được các nghệ nhân làng nghề Sơn Đồng đục và dát bằng vàng thật. Ngoài ra, trong nhà còn nhiều đồ vật được Vượng Râu rất thích như bài thơ của thiền sư Vạn Hạnh viết trên giấy diều đỏ, bộ hoành phi - câu đối từ thời Bảo Đại...
Phía sau ngôi nhà là bức phù điêu nổi với cảnh non nước hữu tình do các thợ Hà Tây đắp bằng tay.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet