Rơi lệ với bộ ảnh nuôi con của một ông bố đơn thân
Vợ đột ngột mất sau sinh chưa được bao lâu, anh Trình Tuấn (sinh năm 1984, Tân Bình, TP.HCM) một mình chăm con gái từ những ngày sơ sinh.
Dù bà nội và người thân muốn đón bé về quê chăm sóc, nhưng anh không chịu.
Cho con ăn, tắm cho con, thay tã cho con mỗi đêm, bế con vỗ về khi con khóc,…
Để con được bú sữa mẹ đầy đủ, anh Tuấn đã lên facebook, diễn đàn,
hỏi khắp nơi để xin sữa từ các bà mẹ. Có những lúc đêm hôm, trời mưa gió, anh vẫn đi xe lên tận Q2 – cách nhà khoảng 20km để lấy sữa, dù ít nhưng cũng rất quý với con. Anh đã ròng rã xin sữa nuôi con cho đến tận hôm nay.
Anh chia sẻ rằng, dù chăm chút và cẩn thận cho con từng li nhưng với một ông bố tập sự thì đôi lúc vẫn mắc những sai lầm cơ bản, như cho con ăn sai tư thế.
Bà nội và người thân muốn đón cháu về quê chăm sóc, nhưng anh một mực muốn tự mình chăm con. Anh cho rằng, vấn đề chăm sóc con, thay tã, cho con ăn hoàn toàn có thể học được.
Khó khăn nhất với anh là sự khác biệt giữa phương pháp chăm sóc con giữa các thế hệ, là làm sao thuyết phục được ông bà của bé đồng ý với cách dạy và chăm sóc con của của anh.
“Tôi tham khảo các phương pháp chăm con của phương Tây, Nhật,… Tuy nhiên, bản thân tôi nghĩ rằng, cảm thấy điều gì tốt, phù hợp cho con và bản thân mình thì sẽ áp dụng. Tôi không nhất thiết theo phương pháp nào, tức là tiếp thu có chọn lọc. Cách chăm sóc con theo Nhật, Mỹ khác nhiều so với Việt Nam nên cũng có khi không nhận được sự đồng ý từ người thân. Ví dụ chuyện cho bé ăn, người Mỹ thường để bé tự ăn, thậm chí ăn bốc, cho trẻ đi bơi sớm, tiếp xúc thiên nhiên ngay từ bé, cho nên tôi vẫn thường đưa Ủn đi chơi khi có thời gian rỗi. Cách chăm con của người Nhật hướng đến sự tự lập nên tôi cũng rèn luyện cho con sự tự lập từ sớm, dù chưa nhiều nhưng vẫn đang kiên trì thực hiện”, anh chia sẻ.
Khi con bị ốm, anh cũng không cho dùng thuốc ngay lập tức.
“Bé Ủn sốt nhiều lần nhưng tôi tự hào là bé chưa phải uống viên thuốc nào. Nhiều phụ huynh không biết rằng trẻ bị sốt là phản xạ tự nhiên để chống lại bệnh tật. Khi bé sốt thì các bố mẹ nên theo dõi và khám bác sĩ có thể được tư vấn. Bản thân tôi chỉ tin tưởng khám ở những nơi không lạm dụng thuốc. Ví dụ như sốt siêu vi thường từ 3-7 ngày sẽ tự hết, chỉ có khi sốt lên đến 39 độ C hoặc mệt mỏi không chịu được thì mới dùng thuốc hạ sốt. Chú ý là không quấn quần áo quá chặt, 15-10 phút có thể dùng khăn lau nách, bẹn, cổ và chú ý kiểm tra nhiệt độ thường xuyên…Quan trọng nhất là đi khám bác sĩ khi con bạn có dấu hiệu bị bệnh”, anh chia sẻ.
Dù đã dành cho con sự chăm sóc tận tình và tình yêu thương vô bờ bến, nhưng anh hiểu rằng, sau này bé sẽ cảm nhận được sự thiếu vắng mẹ, thậm chí tự ti về điều đó.
Anh sợ con có thể tự thu mình vào, dẫn đến ngại chia sẻ, không tự tin với bạn bè và thế giới xung quanh…Thế nên anh dành mọi thời gian rảnh để chơi và trò chuyện với con.
Bên con mọi lúc.
Với cách dạy con hiện đại, khuyến khích con tự lập từ nhỏ, mới 18 tháng tuổi
nhưng bé Ủn rất cứng cáp.
Bé đã biết tự xúc cơm ăn…
…và biết quan tâm đến bố.
Anh muốn gieo vào con hạt giống của lòng yêu nước ngay từ tấm bé.
Làm bố đơn thân, nhiều khi anh cũng có cảm giác yếu đuối và thèm được gục ngã,
nhưng bởi con cần một người cha nên anh bắt buộc mình phải mạnh mẽ.
“Tôi xác định cố gắng lo đủ kinh tế để bé Ủn có được cuộc sống đầy đủ nhất trong khả có thể. Bản thân tôi không có gia tài gì lớn lao nhưng có lẽ gia tài lớn nhất có thể bé đó là tri thức và làm những điều để bé Ủn có thể tự hào về ba của nó”, anh chia sẻ. (Nguồn Vietnamnet.vn)
.....
Các bạn ơi, các bạn nghĩ sao về bài viết này?
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet