1. Hành ta
Hành có vị cay, tính bình, có tác dụng làm tan lạnh, thông khí, giải cảm, sát trùng...Để nhanh khỏe, chị em dùng hành (cả củ, rễ, lá) 15g rửa sạch giã nhỏ. Tía tô 20g rửa sạch thái thật nhỏ. Cả hai cho vào cháo loãng nóng, quấy đều cho bệnh nhân ăn. Ăn xong đắp chăn kín cho ra mồ hôi.
Trồng hành "Thạch Sanh" rất đơn gian khi chỉ cần cắt gốc và một thời gian sau cây rau lại phát triển bình thường.
Mua 3 - 4 nhánh hành lá vẫn còn nguyên rễ, cắt lấy dọc hành dùng bình thường, chỉ giữ lại một ít ngọn non và phần rễ. Sau đó, cho vào một chiếc ly thủy tinh chứa nước và đặt ở nơi có nhiều ánh sáng. Chỉ vài ngày sau, nhánh hành đã bị cắt mất phần dọc hành sẽ bắt đầu mọc ra xanh tươi hơn.
Sẽ mất khoảng 5 ngày để một gốc hành có thể mọc lại đầy đủ lá.
Với cách trồng này, sau vài lần thu hoạch, chúng ta nên thay gốc hành mới để hành lên được mập mạp và lớn nhanh hơn.
2. Tía tô
Tía tô - loại rau thường gặp trong bữa ăn hàng ngày, là vị thuốc chữa cảm mạo phong hàn rất hiệu quả. Tía tô có vị cay tính ấm, trị đau nặng đầu, sưng họng, buồn nôn do lạnh. Để trị bệnh, lấy lá tía tô (tươi) 15g, hành tươi (củ, rễ, dọc) 3 củ. Cả hai rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát cháo nóng để bệnh nhân ăn.
Chọn hạt giống có chất lượng tốt rồi ngâm vào nước ấm khoảng 40oC – 50oC, để vào chỗ tối. Hạt giống phải được ngâm ủ đến khi nứt nanh. Gieo đều trên bề mặt rồii phủ lên trên một lớp đất mỏng 0,5cm và tưới nước giữ ẩm. Sau 7-10 ngày, hạt sẽ nẩy mầm.
Sau gieo hạt 60-70 ngày là có thể thu hoạch. Cắt phần lá ở phía trên, chừa gốc 10 cm, sau đó tiếp tục chăm sóc, bón phân như trên. Cứ say 15-20 ngày là gia đình lại có thể thu hoạch 1 lần.
3. Tỏi
Tỏi là phương thuốc chữa cảm cúm hàng đầu được khuyên dùng vì sự an toàn và hiệu quả khi sử dụng. Để điều trị cảm cúm bằng tỏi bạn chỉ cần giã tỏi cho nát và ngửi nhiều lần. Đây là một biện pháp xông mũi họng rất đơn giản, lành tính nhưng rất hiệu quả. Bên cạnh đó tỏi cũng được xác định là rất giàu vitamin và các khoáng chất, rất tốt cho bà bầu. Nếu muốn tác dụng nhanh hơn, bạn có thể giã tỏi uống với nước. Nếu không quen ăn tỏi sống, bạn có thể ăn giấm tỏi để phòng chống cúm.
Tỏi là cây thân thảo rất dễ trồng và có thể trồng quanh năm. Tỏi có thể trồng được và phát triển mạnh mẽ ở bất cứ đâu như trong vỏ lon thiếc, cốc uống nước, bát tô, chậu cảnh...Chính vì thế, nhiều gia đình ở thành phố đã tận dụng ưu điểm tuyệt vời này để có nguồn tỏi sạch tươi ngon cho gia đình.
Bạn nên chọn mua loại tỏi mà gia đình ưa thích, hay ăn để trồng. Mỗi củ tỏi có thể tách thành nhiều tép con, mỗi tép con phát triển thành một cây.
Chọn lấy những tép to nhất để trồng. Tép càng to thì củ mới ra càng to.. Chú ý bóc hết các lớp vỏ khô bên ngoài, chỉ để lại lớp vỏ lụa trong cùng. Giữ nguyên phần gốc và đỉnh của tép tỏi.
Khi trồng, đặt phần gốc xuống đất, hướng phần đỉnh lên trên. Không nên trồng quá dày để cây hấp thụ đủ chất dinh dưỡng nuôi củ mập mạp.
Sau đó, lấp đất kín các tép tỏi và tưới nước để giữ độ ẩm cho đất. Lớp đất này chỉ cần dày khoảng 5 - 6 cm. Rễ tỏi sẽ phát triển nhanh và mạnh nếu gặp thời tiết ấm áp.
Sau từ 2 - 3 tháng, tỏi sẽ ra hoa. Hoa tỏi mọc thành cụm trên đầu một trục hình trụ từ thân củ kéo dài ra. Bạn có thể thu hoạch những thân trụ và hoa - được gọi là ngồng tỏi để chế biến các món xào cực hấp dẫn.
Khi 1/2 số lá khô héo có nghĩa tỏi đã sẵn sàng để bạn thu hoạch.
4. Gừng
Đây là một gia vị chống virus hết sức hiệu quả, có thể tiêu hủy các mầm bệnh và tốt cho dạ dày. Để giải cảm, chị em chỉ cần đun nóng 2 thìa cà phê gừng tươi xắt nhỏ với nước trong 15 phút. Sau đó lọc bã và để nguội trước khi uống. Nếu sợ cay, bạn có thể cho thêm chút đường.
Chọn củ gừng nhỏ ( gừng sẻ, gừng dé) vì có vị cay thơm hơn và cây gừng có chiều cao vừa phải không bị gãy lá. Các củ gừng đã ra mắt mầm thì sẽ phát triển nhanh hơn.
Nếu củ gừng có nhiều mắt thì có thể bẻ ra để trồng được nhiều cây. Khi trồng củ xuống đất, chị em hãy chú ý để mắt mầm lộ lên trên không. Gừng ưa đất ẩm, thoáng mát và chịu lạnh kém nên hay được trồng trong nhà vào mùa đông.
Tưới nước nhẹ 2-3 lần/ ngày đủ ẩm. Sau 20 ngày củ gừng sẽ ra mầm. Khi cây gừng ra nhiều lá thì tưới đẫm một ngày một lần.
Nếu muốn sử dụng củ gừng thì cây được 5-6 tháng là có thể đào lấy củ, khi đào phải nhẹ tay tránh làm đứt rễ trầy củ tạo vết thương thì sâu bệnh dễ xâm nhập.
Xem thêm Cây cảnh - Hoa cảnh:
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet