Laptop khá tiện lợi cho công việc di động, gọn nhẹ và dễ mang theo khi đi công tác. Và thấp nhất sau hai năm sử dụng thì nó có thể đã bám khá nhiểu bụi bẩn ở bên trong máy.
Vị trí bám nhiều bụi nhất được xác định là quạt tản nhiệt, và khi đó do bụi bám nên hiệu năng giải nhiệt của nó sẽ bị giảm đáng kể làm cho laptop trở nên nóng hơn và dễ gây tình trạng tắt máy đột ngột hay nguy hiểm hơn là gây cháy nổ từ bên trong. Do đó bạn cần nên chú ý vấn đề này nếu muốn sử dụng laptop một cách lâu dài và an toàn.
Nếu có thể tháo lắp laptop của mình
Ngày nay hầu hết các dòng laptop đều được thiết kế và lắp ráp khá chi tiết nên gây khó khăn cho người dùng trong việc tháo gỡ. Điều này thật sự là một vấn đề nghiêm trọng. Với máy tính để bàn thì việc tháo gỡ dễ dàng hơn rất nhiều, bạn chỉ việc tắt nguồn, tháo case, sử dụng một bình khí nén hoặc cọ sơn để loại bỏ bụi bám và sau cùng là đóng case lại. Laptop cũng có thể làm được như vậy chỉ khi bạn có thể tháo gỡ nó đúng cách.
Nếu quyết định tháo gỡ laptop và tiến hành vệ sinh, trước tiên bạn nên tham khảo các tài liệu và các video về hướng dẫn tháo gỡ chiếc laptop của mình từ Google và Youtube (khá nhiều và phong phú). Sau đó tiến hành tháo gỡ theo thứ tự và hết sức cẩn trọng từ ốc vít, pin… vấn đề là bạn nên ghi nhớ kĩ vị trí của từng ốc vít để tránh tình trạng “tháo đủ nhưng ráp dư”.
Sau khi đã tháo gỡ xong, bạn hãy dùng một bình khí nén nhỏ cầm tay để thổi vào các linh kiện đang bị bụi bám và dùng cọ sơn quét lại thật kĩ. Nên thổi và dồn bụi về phía lỗ thông hơi của laptop để tránh bụi tản ra khắp các vị trí khác.
Riêng vị trí quạt tản nhiệt bên nên thổi nhẹ và xa để tránh gây hư hỏng vì thiết bị này khá dễ bị tác động bởi lực mạnh.
Nếu không thế tháo gỡ laptop
Nếu trong trường hợp bạn không thể tháo gỡ chiếc laptop của mình, bạn vẫn có thể hạn chế phần nào bụi bám bên trong thông qua các khe tản nhiệt.
Trước tiên bạn nên đặt laptop ở nơi sạch bụi và không gió, dùng bình khí nén cầm tay kê vào khe tản nhiệt và thổi vài luồng khí nhẽ vào đó. Nếu may mắn thì phần lớn bụi sẽ bị thổi ra ngoài qua các khe tản nhiệt của laptop. Cách làm này không thế loại bỏ hết bụi bẩn bên trong nhưng nó sẽ hạn chế bớt bụi bám bên trong máy như ở các khe tản nhiệt hay quạt tản nhiệt.
Bạn cũng nên cẩn thận vì nếu thổi khí quá mạnh có thể gây ảnh hưởng đến quạt tản nhiệt của laptop. Và nên thực hiện việc thổi khí có khoảng cách và điều chỉnh thời gian nghỉ giữa 2 lần thổi để tránh quạt tản nhiệt quay quá nhanh.
Kết
Nếu đã tiến hành vệ sinh nhưng tình trạng bụi bẩn hay quá nhiệt vẫn còn, lúc này bạn nên nghỉ đến việc tìm đến trung tâm máy tính có uy tín để nhờ họ kiểm tra và vệ sinh laptop để tránh các vấn đề do thao tác vệ sinh hay do ảnh hưởng của việc quá nhiệt bên trong laptop.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet