Hôm nay Phuotstore.net sẽ chia sẻ cùng các những loại mũ bảo hiểm hiện có trên thị trường, ưu nhược điểm của từng loại để các phượt thủ có thể chọn cho mình loại mũ bảo hiểm phượt tốt nhất nhé!
Chia mũ bảo hiểm tra thành loại thì có 5 loại mũ bảo hiểm thông dụng:
1. Mũ bảo hiểm nữa đầu
Đây là loại mũ bảo hiểm mà bạn hay thường thấy ngoài đường người ta hay đội, hiện nay người ta đội mũ này khá nhiều.
Ưu điểm: Mũ bảo hiểm nữ đầu có kích thước gọn nhẹ dễ mang theo và để gọn trong cốp xe, có nhiều kiểu thời trang, thông thoáng không bị bí đầu khi đội. Bạn hay có thói quen nghe nhạc khi chạy xem thì mũ này không che phần tay nên thoải mái nhé.
Nhược điểm: Khả năng bảo vệ an toàn của mũ này không cao. Mũ chỉ nửa đầu nên các phần mặt, cằm, tai, gáy không được bảo vệ rất nguy hiểm khi bị tai nạn. Mũ bày chỉ dùng lưu thông trong thành phố, đi với tốc độ chậm. Còn dùng làm mũ bảo hiểm phượt thì hoàn toàn không nên nhé!
2. Mũ bảo hiểm 3/4
Cải tiến hơn mũ bảo hiểm nửa đầu, mũ bảo hiểm 3/4 bảo vệ thêm phần gáy và tai. Mũ 3/4 có rất nhiều màu và hoa văn khác nhau trên mũ rất đẹp và ngầu. Mũ này đang được khá nhiều bạn trẻ ưa chuộng. Mũ này đội chạy chiếc 67 hay vespa thì bao ngầu luôn.
Ưu điểm: đẹp, thời trang, bảo vệ được phần đầu, gáy, tay
Nhược điểm: Không bảo vệ hết phần mặt và cằm nên cũng không dùng đi phượt luôn nhé!
3. Mũ bảo hiểm fullface
Là dân phượt chuyên thì nên có một chiếc mũ fullface nhé. Mũ bảo hiểm fullface cực an toàn cho dân phượt là một trong những món đồ phượt quan trọng không thể thiếu.
Ưu điểm: Bảo vệ toàn diện phần đầu cho người dùng thích hợp chạy đường trường, mũ có hệ thống lưu thông khí khá tốt các lỗ thông khí hợp lý giúp người đội cảm thấy thoải mái hơn. Đặc biệt khi chạy với tốc độ cao không bị gió tạt vào mặt, lướt gió rất tốt.
Nhược điểm: Nặng, nóng và ngợp nếu dùng trong thành phố di chuyển với tốc độ chậm. (Giá thì khá cao từ vài triệu đến vài chục triệu)
4. Mũ lật hàm (flip-up)
Mũ lật hàm có thể biến hóa thành mũ fullface hay mũ 3/4 tùy và điều kiện sử dụng của người dùng. Nếu như bạn đi trong thành phố hay đang chạy với tốc độ chậm cần một chút thông thoáng thì phần cằm có khớp tháo kéo lên thành mũ 3/4. Khi nào chạy đường trường, đường cao tốc chạy với tốc độ cao thì bạn kéo cằm xuống thành mũ fullface. Mũ này là sự kết hợp của mũ fullface và mũ 3/4.
Ưu điểm: Là sự kết hợp yếu tố an toàn của mũ fullface và sự thông thoáng của mũ 3/4. Mũ này về thành phố đi vẫn được chứ mũ fullface mà về thành phố đi với tốc độ chậm thì không thể được. Dân phượt lựa chọn fullface hay lật hàm đều được nhé, tùy vào sở thích và điều kiện sử dụng.
Nhược điểm: Vì lật hàm nên sẽ có khớp nối ở phần hàm như thế thì không chắc chắn bằng mũ fullface.
5. Mũ cào cào (motocross)
Mũ dành cho các tay đua địa hình chạy dòng xe cào cào, chạy sẽ ở những địa hình hiểm trở, núi đá. Mũ có phần đầu nhô dài ra giúp chắn nắng bảo vệ đều và mặt, phần cằm cũng được thiết kế chắc chắn và dài hơn các loại mũ khác.
Ưu điểm: Thích hợp cho những tay đua chạy địa hình núi hiểm trở, thông tháng
Nhược điểm: Không có kinh chắn, nên muốn chen chắn phần mắt thì bạn phải tự mua và đeo thêm vào nhé.
Trên đây là những so sánh cụ thể về các loại mũ bảo hiểm hy vọng sẽ giúp ích cho các phượt thủ trong việc lựa chọn mũ bảo hiểm phượt bảo vệ trong suốt cuộc hành trình. Còn để lựa chọn chính sách các bạn phải tìm hiểu trước trên mạng và đến trực tiếp tại các cửa hàng bán đồ phượt (Phượt Store) để tham khảo trực tiếp sờ tận tay mới chính xác được nhé!
Nguồn bài viết: www.phuotstore.net
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet