Xe tay ga thường được người tiêu dùng phổ thông ưa chuộng vì những ưu điểm như dễ dàng điều khiển hoặc sở hữu dung tích cốp rộng rãi đễ dàng chứa đựng đồ đạc. Tuy nhiên chỉ khi sử dụng xe tay ga trong một thời gian dài, chúng ta mới có cơ hội nếm trải được những sự bất tiện của dòng xe này khi so sánh với xe số hoặc là xe côn tay.
Các điểm bất tiện của xe tay ga mà những tấm chiếu mới không bao giờ biết
Xe tay ga 'hao' thắng hơn so với xe số và xe côn tay
Nếu đang sử dụng xe số và xe côn tay trong một thời gian dài mà chuyển sang trải nghiệm xe tay ga, anh em sẽ nhận thấy rằng dù có được trang bị thắng đùm hay thắng đĩa thì bố thắng xe tay ga cũng sẽ có thời gian sử dụng ngắn hơn so với xe số hay xe côn tay.
Khi sử dụng chung một dòng heo, chung đường kính đĩa thắng và cùng một điều kiện vận hành tuy nhiên bố thắng xe tay ga nhanh mòn hơn vì cấu trúc động cơ xe tay ga không cho phép chúng ta sử dụng lực hãm của động cơ để giảm tốc.
Nếu chạy xe số hay xe côn tay, bạn có thể trả số về khi xuống dốc hoặc muốn dừng lại thì khi chạy xe tay ga bạn lại phải thường xuyên kết hợp sử dụng thắng trước và thắng sau liên tục. Dẫn đến việc bố thắng sẽ nhanh chóng bị bào mòn, yêu cầu phải thay bố ở móc thời gian sớm hơn để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành.
Xe tay ga 'uống xăng' nhiều hơn
Tham khảo thông số kỹ thuật từ các hãng sản xuất đưa ra, các mẫu xe tay ga thường sẽ có mức tiêu thụ nhiên liệu xăng tương đương hoặc ngang bằng những mẫu xe số hoặc xe côn tay. Tuy nhiên đó chỉ là thông tin thu thập được khi vận hành trên điều kiện lý tưởng như: Đường không một ổ gà, không có gió cản, xe không cần leo lề,...
Xe tay ga sử dụng hộp số vô cấp thông qua bộ phận nồi trước, nồi sau và dây curoa để truyền tải lực kéo từ động cơ ra bánh sau. Nên khi vận hành thực tế, nếu tăng tốc hoặc giảm tốc đột ngột thường xuyên sẽ khiến xe tay ga tiêu thụ xăng nhiều hơn so với xe số hay xe côn tay.
Xe tay ga vô cùng nặng về khối lượng
Khi đặt cạnh một mẫu xe tay ga với xe số hoặc xe côn tay có cùng dung tích động cơ, xe tay ga hoàn toàn không có ưu thế về trọng lượng với kết cấu động cơ đặt ở bánh sau. Và các đặc điểm như sàn để chận rộng, có cốp sau, dàn áo to tướng khiến cho đa số các mẫu xe tay ga ga đều nặng hơn xe số hoặc xe côn tay.
Khi trọng lượng nặng hơn, xe tay ga cũng sẽ 'uống' xăng nhiều hơn và yêu cầu hệ thống phanh phải hoạt động ở tần suất cao để thực hiện nhiệm vụ hãm tốc hoặc dừng xe. Chưa kể người lái cũng dễ gặp khó khăn khi phải dịch chuyển dắt xe trong điều kiện chật hẹp, hoặc mau chóng mệt mỏi khi xe bị hư hỏng vì đẩy bộ tiêu tốn nhiều sức lực.
Xe tay ga khó có thể lội nước
Bộ nồi xe tay ga được làm mát bằng gió với những rãnh để không khí luồng vào, tuy nhiên khi di chuyển trong điều kiện ngập nước thì những vị trí rãnh này lại là nơi nước thâm nhập nếu mực độ nước xung quanh đủ cao.
Trong trường hợp này, lượng nước vừa thâm nhập vào kết hợp cùng bụi bẩn tồn đọng trong bộ nồi xe tay ga có thể làm đứt dây curoa khi đang hoạt đông ở cường độ cao để hoạt động trong điều kiện nước ngập. Buộc chủ nhân phải đẩy bộ tìm nơi khắc phục, ngoài ra nước còn có thể thâm nhập vào hộp gió hay pô xe gây ra những hư hỏng nặng.Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet