Cá Phát tài có tên khoa học là Osphronemus goramy, thuộc chi cá Tai tượng (Osphronemus). Loài cá này có nguồn gốc từ Đông Nam Á, phân bổ chủ yếu ở các nước trong khu vực sông Mê Kông như Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam. Đây là loài cá thực phẩm nổi tiếng ở Đông Nam Á và quan trọng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
Ở Thái Lan, cá Phát tài được tiêu thụ mạnh nhờ chất lượng thịt thơm ngon và ít xương dăm. Tại Việt Nam cá tai tượng phân bố tự nhiên ở sông Đồng Nai, khu vực La Ngà. Đây là loài cá vừa có thể nuôi làm cảnh và nuôi để lấy thịt. Chúng có khả năng thích nghi đặc biệt với điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
Đặc điểm hình dạng của cá Phát tài 1. Kích thướcĐây là loài cá có kích thước lớn, kích thước trung bình là 45 - 50cm, tối đa lên tới trên 70cm. Cân nặng khi trưởng thành của loài cá này có thể lên tới 9kg. Những con cá Phát tài được nuôi trong lồng bè thường có kích thước lớn hơn so với ngoài tự nhiên.
2. Hình dángTổng thể hình dáng của loài cá Phát tài khá giống với cá rô phi. Tuy là loài có kích thước lớn nhưng bề dày của thân lại khá mỏng; đầu nhỏ, mắt lồi, miệng rộng, môi dày và bị trề ở phần môi dưới.
Vây lưng có 11-14 gai và 12-14 tia mềm; vây hậu môn có 10-11 gai và 20-23 tia mềm. Phần đuôi có các vây tia mềm có thể tròn hoặc tù. Phần cặp vây ở mang hình quạt, cặp vây ở bụng nhỏ kéo dài như sợi râu rồng rất đẹp mắt.
Phân biệt cá Phát tài đực và cá cái- Con đực có phần đầu hơi gồ lên còn con cái thì không có đặc điểm này.
- Màu sắc của con đực cũng thường nổi bật hơn so với con cái.
- Phần vây trên và vây dưới của con con đực sẽ nhọn hơn, còn ở con cái sẽ hơi bo tròn lại.
3. Màu sắc cá Phát tàiCá có màu hồng phát hoặc trắng ngà. Vảy nhỏ bao phủ toàn thân.
Phân loại cá Phát tàiDựa vào đặc điểm ngoại hình và những nét đặc trưng của cá Phát tài, chúng được chia làm 3 loại chính
1. Cá phát tài trắngDòng cá Phát tài trắng thường được những người mệnh Kim và mệnh Thủy rất ưa chuộng vì hợp phong thủy. Chúng sở hữu màu trắng hơi phớt hồng nhẹ ở phần đầu và vây đuôi,
2. Cá Phát tài đỏTên gọi khác của loài Phát tài đỏ là Hồng kỳ phát tài, bởi dải vây lưng, dải vây hậu môn và vây đuôi có màu đỏ như lá cờ. Màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn trong phong thủy nên loại này rất được ưa chuộng và giá thành khá cao.
3. Cá Phát tài da beoSở hữu màu sắc khá sặc sỡ và độc đáo. Loại cá Phát tài da beo này được người nuôi cá tính rất ưa chuộng. Khi có mặt loại cá này trong bể cá cảnh chắc chắn sẽ làm sinh động hơn rất nhiều.
4. Cá Phát tài vàngMàu vàng luôn là màu tượng trưng cho sự cao sang, giàu có và sự thịnh vượng. Cộng với cái tên rất phong thủy và màu sắc vàng luôn được ưa chuộng thì cá Phát tài vàng là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của người chơi cá cảnh. Tuy nhiên, giá của chúng cũng cao hơn so với mặt bằng chung.
Tập tính của Phát tàiCá Phát tài chung sống khá hòa bình với những con cá lớn khác, có thể nuôi chung bể với cá rồng, cá tai tượng. Một số con trưởng thành có thể trở nên rất hung dữ nhưng điều này thường là do được nuôi trong một bể cá quá nhỏ. Với bể lớn, nhiều không gian cho chúng thỏa mái bơi thì chúng rất hiền.
Sinh sản của cá Phát tàiĐộ tuổi sinh sản của cá Phát tài là sau 6 tháng kể từ khi nở. Chúng sẽ bắt đầu đẻ lứa đầu tiên. Cả cá đực và cá cái đều tham gia xây tổ, sau khi xây tổ mất khoảng 10 ngày thì cá cái bắt đầu đẻ trứng vào tổ. Mỗi lần cá Phát tài cá đẻ từ 1.500 đến 3000 quả trứng.
Khi sinh sản, nước trong bể nên giảm xuống sâu khoảng 20 cm và nhiệt độ thích hợp khoảng 28 ° C. Sau khi sinh sản, con cái nên được chuyển sang bể riêng vì con đực sẽ khá hung hăng để bảo vệ trứng. Trứng nở trong 24 giờ. Chúng phải được nuôi trong bể cá tối.
Cách nuôi cá Phát tàiMột loài cá có sức sống khỏe, sống lâu có thể tồn tại hơn 20 năm trong điều kiện nuôi nhốt. Những con cá này phát triển tính cách thực sự và có thể học cách nhận ra chủ nhân của chúng.
1. Môi trường sốngCá Phát tài là loài cá rất khỏe, hoạt động mạnh. Vì vậy cần chọn một chiếc bể có kích thước lớn, kính bể nên dùng loại kính cường lực từ 10 đến 12 ly. Phần mặt bể nên đặt lớp kính thưa để ngăn chúng nhảy ra ngoài.
Lắp đặt hệ thống bơm sục khí và hệ thống lọc nước, đảm bảo nguồn nước sạch, không bị nhiễm khuẩn khi nuôi. Bên dưới mặt bể nên rải lớp đá nhỏ, tròn cùng với một vài cây thủy sinh.
Nên vệ sinh bể cá thường xuyên 1 đến 2 lần một tuần, khử khuẩn và làm sạch bể giúp loại bỏ các mầm bệnh gây hại cho cá.
Lưu ý: Không nên chọn những cây thủy sinh lá dài, tán rộng, sum suê, khi cá Phát tài vận động mạnh sẽ phá hủy cảnh quan thủy sinh của bể cá.
2. Nguồn nướcNguồn nước đầu vào cần đảm bảo sạch, không bị ô nhiễm kim loại nặng, không chứa tạp chất và có mùi khó chịu. Nhiệt độ nước thích hợp để thả cá Phát tài là từ 20-30 °, độ pH từ 6,5-8,0 và độ cứng từ 5-25 ° H.
Nước nên được thay mới thường xuyên để đảm bảo môi trường sống khỏe mạnh, cá phát triển tốt mà không bị bệnh.
3. Thức ănĐây là loài cá ăn tạp, có thể ăn các loại thực vật dưới nước như tôm nhỏ, sinh vật phù du, cá nhỏ và ấu trùng trên cạn như châu chấu, dế, giun đất,... Chúng cũng ăn được các loại cám viên dành cho cá.
- Cho ăn theo từng giai đoạn trưởng thành của cá.
- Nên lựa chọn thức ăn đảm bảo tươi sống, không ôi thối.
- Nên cho ăn từ 2 đến 3 lần một ngày gồm, sáng, trưa, chiều.
- Thức ăn thừa nên vớt ngay ra khỏi bể, tránh làm ô nhiễm nguồn nước, gây bệnh cho cá.
Cách chọn cá Phát tài đẹp- Cá Phát tài đẹp là những con có thân hình cân đối, dải vây lưng và vây bụng dài, các tia vây hướng đều về phía sau như hình dải lụa mềm mượt. Đặc biệt, phần cặp vây “râu rồng” ở phần bụng phải dài, song song với thân cá và hơi uốn nhẹ và ngả xuống.
- Màu sắc vảy tươi sáng, không có các đốm màu khác lạ hoặc dị dạng ở vây hoặc vảy.
- Thân hình cân đối, đầu hơi gồ lên phần trán, môi dưới trề vừa phải, mắt sáng nhìn cân đối.
Các loại bệnh mà cá Phát tài dễ gặp phảiCá Phát tài là loài cá có sức đề kháng khá mạnh, chúng không thường xuyên bị bệnh trong quá trình nuôi. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều loại cá cảnh nuôi trong bể khác, cá Phát tài cũng có thể bị bệnh nấm, bệnh đường ruột hay kí sinh trùng, lở loét…
1. Biểu hiện của các Phát tài mắc bệnh- Cơ thể của cá xuất hiện nhiều nốt đỏ hoặc trắng.
- Cá Phát tài không bơi hoặc bơi lờ đờ, trông không nhanh nhẹn
- Cá bỏ ăn, hoặc ăn không nhiều như thường ngày.
2. Cách khắc phục, điều trịĐa phần, cá bị bệnh là do nguồn nước bị ô nhiễm, nước bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, khi cá bị nhiễm bệnh, bạn kiểm tra chất lượng nguồn nước. Nếu cá đang bệnh thì cần cho ăn ít hơn so với ngày thường.
Khắc phục bằng cách thau rửa bể, kiểm tra nguồn nước đầu vào, bỏ muối (100g/100l nước) hoặc lá bàng khô vào khoảng 10 ngày để khử khuẩn. Hoặc hạ mực nước xuống + dùng Tetracyclin 500mg / 100l nước.
Giá cá Phát tài là bao nhiêuCá Phát tài vừa được sử dụng làm thương phẩm vừa được nuôi làm cá cảnh nên giá cũng khác nhau tùy từng mục đích của người mua.
1. Giá cá Phát tài thương phẩmNếu bạn mua về với mục đích chế biến món ăn thì thông thường, những con cá Phát tài sẽ được bán theo cân. Giá bán dao động từ 85.000 – 165.000 đồng. Tùy kích cỡ to nhỏ và cá tươi hay cá đông lạnh.
2. Giá cá Phát tài làm cảnhNhững con cá Phát tài được bán làm cá cảnh thường được chọn lọc kỹ càng, ngoại hình đẹp, sức khỏe tốt và kích thước từ nhỏ đến to. Giá của những chú cá này dao động từ vài trăm nghìn đồng một con cho đến vài triệu đồng.
3. Cá Phát tài làm giốngDòng cá phát tài dùng để làm giống thì chỉ khoảng 20.000 đồng một con, mua số lượng nhiều có thể có giá rẻ hơn. Nên chọn nơi nhân giống uy tín và đàn cá con khỏe mạnh, không bệnh tật, cho chất lượng cá tốt sau này khi nuôi.
Ý nghĩa phong thủy của cá Phát tàiĐúng như tên gọi của loài cá này, cá Phát tài có phong thủy tốt, sức sống khỏe, chống chọi bệnh tật tốt nên khi nuôi loài cá này sẽ có ý nghĩa mang lại sức khỏe và may mắn cho người nuôi.
- Màu vàng tượng trưng cho giàu có và quyền uy, sự thịnh vượng.
- Màu đỏ thể hiện sức sống mãnh liệt, niềm tin và sự đột phá trong công việc
- Màu trắng là màu của sự tươi mới, hy vọng và sự mạnh mẽ.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet