Một số lễ hội hiện còn duy trì những tập tục mang yếu tố phản cảm, bạo lực như chọi trâu, chém lợn, tranh cướp, xô đẩy đeo bám khách, ăn xin. Do đó, yêu cầu trên của Bộ nhằm tổ chức hoạt động lễ hội trong năm tới diễn ra an toàn, lành mạnh, thiết thực, đặc biệt trong dịp đầu năm.
lễ hội chém lợn ở làng ném thượng , bắc ninh từng gây tranh cãi trong các năm vừa qua. Ảnh: Animalsasia. |
Bộ cũng yêu cầu giảm tần suất, quy mô tổ chức lễ hội, ngày hội; không để các hành vi chen lấn, tranh cướp, hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc, cờ bạc trá hình, ăn mày, ăn xin, dịch vụ đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch... diễn ra trong lễ hội.
Khu dịch vụ phải được quy hoạch, bán đúng giá niêm yết, không chèo kéo hay ép giá, không bày bán thịt động vật hoang dã, các đồ chơi có tính bạo lực. Các cơ sở phục vụ ăn uống phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có phương án thu gom rác thải hợp lý.
Tại các khu di tích, cần lên phương án quản lý hòm công đức; thu gom kịp thời các loại tiền lễ, tiền giọt dầu đặt không đúng nơi quy định; sử dụng tiền công đức công khai, minh bạch và đúng mục đích. Không đưa các linh vật ngoại lai, hiện vật lạ không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam vào các khu di tích, khu thờ tự.
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch yêu cầu các tỉnh thành ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội để trục lợi, kích động bạo lực, lưu hành, kinh doanh văn hóa phẩm trái phép...
Xem thêm: Những lễ hội đầu xuân của Việt Nam
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet