Nội dung

Tại hội thảo “Nâng cao hình ảnh du khách Việt – Một năm nhìn lại”, ông Ngô Hoài Chung, Phó Tổng cục trưởng Du lịch nhận định: “Mỗi người khi đi du lịch là một đại sứ hình ảnh của địa phương, quốc gia. Đáng tiếc, nhiều người chưa ý thức được điều này. Không ít người Việt vẫn có thói quen xả rác, nói chuyện ồn ào ở những điểm du lịch. Chúng ta hay chê du khách Trung Quốc vì họ hay ồn ào nhưng người Việt cũng ồn ào không kém”.

Sau một năm phát động chiến dịch , những hành vi xấu xí của du khách Việt đã giảm đáng kể nhưng vẫn còn tồn tại. Trong đó có hình ảnh về 2 thanh niên chụp ảnh khỏa thân ở đỉnh Pha Luông, Sơn La hồi tháng 10/2016, Đại hồng chung ở chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên Huế) chi chít vết vẽ bậy, du khách mặc phản cảm và xả rác tại chùa Linh Quy Pháp Ấn (Lâm Đồng) đầu năm nay...

 bộ quy tắc ứng xử cho du khách thiếu chế tài xử lý

Du khách mặc phản cảm khi đến nơi tôn nghiêm. Ảnh: La Nguyen.

Tháng 3, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch, gồm 2 chương, quy định những điều cần làm của từng đối tượng tham gia hoạt động du lịch.

Với du khách (cả trong và ngoài nước), Bộ quy tắc đưa ra khuyến cáo ứng xử văn minh, tự trọng và trách nhiệm như xếp hàng trật tự; trang phục phù hợp, tôn trọng văn hóa - tín ngưỡng nơi tôn nghiêm; không vứt rác, không lấy đồ của người khác...

 bộ quy tắc ứng xử cho du khách thiếu chế tài xử lý
 
 

 TP HCM, Đà Nẵng và Lào Cai phát hành video quy tắc ứng xử cho du khách.

Ông Nguyễn Đức Kế, đại diện Hanoi Tourist, nhận định bộ quy tắc ứng xử rất chi tiết, có thể bổ sung thêm những văn bản bằng tiếng Anh, tiếng Trung để phổ biến với các du khách nước ngoài. Trong khi đó ông Nguyễn Công Hoan, đại diện Hanoi Redtours, cho rằng Bộ quy tắc nên được biểu tượng hóa để ai cũng có thể hiểu.

Đại diện các doanh nghiệp cũng đưa ra ý kiến Bộ quy tắc còn thiếu cơ chế xử phạt và giám sát. Ví dụ, Singapore phạt rất nặng với những hành vi như xả rác (600 USD), vứt bã kẹo cao su bừa bãi (100 USD), không xả nước sau khi dùng toilet công cộng (100 USD)...

Ông Ngô Hoài Chung nhận định môi trường du lịch sẽ dần tiến bộ và đi vào nề nếp khi các cơ quan kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp từ vận động, thuyết phục, đào tạo cho đến hành chính như thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Thành viên mới cần lưu ý khi phượt.

Đối với mình phượt là những chuyến đi thú vị trải nghiệm thực tế để giải thoát tinh thần chứ không phải phượt để hành xác. Các bạn phải biết tôn trọng bản thân và sức khỏe của mình đi...

Xem thêm  

Phượt Đất Mũi - Cà Mau

Là người Cà Mau, sinh ra và lớn lên nơi tận cùng tổ quốc vậy mà chưa một lần mình đặc chân tới đất mũi vì vậy sáng hôm đó mình nói với bà xả "2 đứa mình đi Đất Mũi" "Thiệt hả anh, khi nào...

Xem thêm  

8 lưu ý cho chuyến đi gia đình.

Trên nước ảnh cũ, hình ảnh xe đẩy bán hàng rong, gánh quà vặt, sạp ăn ven đường giúp bạn khám phá nhiều điều thú vị về ẩm thực vỉa hè Sài Gòn của thế kỷ trước. ​​Qua khung ảnh xưa, hình...

Xem thêm  

Đi phượt Phú Quốc bạn cần biết?

Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam nằm ở phía nam của tổ quốc. Là một huyện đảo thuộc tỉnh Kiên Giang, có nhiều đảo lớn nhỏ nằm rải rác xung quanh đảo chính Phú Quốc. Du lịch Phú Quốc...

Xem thêm