Nhắc đến Tết cổ truyền, người ta nghĩ ngay đến hoa đào - thứ hoa mang sắc hồng, hồng phai tuy chẳng "màu mè" như nhiều loài hoa khác nhưng lại vô cùng mộc mạc, dịu dàng khoe sắc khắp đất trời xứ Bắc, từ trong nhà, ngoài vườn và cả trên đường phố...
Không chỉ tô điểm cho không gian ngày Tết thêm ấm cúng, tươi vui, hoa đào còn được người xưa gửi gắm rất nhiều tầng ý nghĩa. Cây đào được coi là tinh hoa của Ngũ hành, có thể xua đuổi bách quỷ mang đến cho con người cuộc sống bình an, hạnh phúc.
Đào rừng khoe sắc rộn ràng trong tổ ấm của bà mẹ đảm Thúy Trần (Hà Nội).
Không chỉ vậy, hoa đào còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, gieo vào lòng người niềm tin, hi vọng về những điều tốt đẹp trong tương lai.
Chính bởi vậy, những ngày Tết cổ truyền của dân tộc, nhất là đối với người xứ Bắc, trong nhà không thể thiếu bóng dáng một cành đào. Không cần nhiều, không cứ phải đắt đỏ, chỉ cần một cành đào nhỏ xinh giá 10.000 đồng thôi, các chị em cũng có thể mang cả "một trời" không khí Tết tươi vui vào nhà.
Một cành đào nhỏ chỉ 10.000 đồng, vài nhánh cây, dăm bảy bông hoa,... cắm trong chai thủy tinh tái chế được phun sơn, tô vẽ bằng sơn móng tay,... của chị Mỹ Ste (Hà Nội) như mang trọn cả cái không khí Tết Việt đầm ấm mà tươi vui.
Những chai thủy tinh bỏ đi được chị Mỹ "thay áo" thành bình hoa cực độc lạ.
Ai bảo chỉ cành đào to mới đẹp? Chỉ là vài cành đào dăm, nhưng dưới bàn tay khéo léo kết hợp của chị Thanh Thiết (Hà Nội), thì nó lại trở thành cả một nghệ thuật, vừa chất, lại vừa gần gũi.
Hoa đào nở đúng vào mùa xuân. Nhưng làm sao để đào đẹp, nở đúng ngày Tết thì đối với người nghệ nhân trồng hoa đào, đó là cả một "nghệ thuật". Thi sĩ Xuân Sách đã từng dùng lời thơ của mình để nêu ra cách làm hoa đào nở đúng ngày Tết:
“Vặt trụi lá, bẻ trơ cành
Để cây tức giận nở thành trăm hoa”
Trăm hoa đào nở trên cành hoa 10.000 đồng của chị Nguyễn Ngọc Bích (Hà Nội) càng thêm sáng bừng trên chiếc bình hoa vàng rực như áng nắng mùa xuân.
Đôi khi, chỉ mấy cành đào dăm 15.000 đồng, cắm đơn giản trong một chiếc bình gốm sứ xinh xinh như chị Bích, là đã thấy Tết về khắp nơi nơi rồi!
Khéo léo thêm một chút "ngoại" từ lá vẩy rồng Canada, lan cam rực rỡ,... bà mẹ Nguyễn Mỹ Hạnh (Hà Nội) đã có một bình đào "hòa trộn" độc đáo mà vô cùng sống động.
Hình ảnh bình đào tròn trịa, hoa đơm rực rỡ của chị Thanh Thiết gợi nhắc đến đôi câu thơ mang đầy tâm tư tha thiết nồng nàn của thi sĩ Nguyễn Trãi trong bài thơ tỏ tình "Đào hoa":
“Một đóa đào hoa khoe tốt tươi
Tướng xuân mơn mởn thấy xuân cười”
Góc bếp "có một không hai": Thấy bếp là thấy Tết của chị Thúy Trần khiến bao người mê mẩn. Đào đâu chỉ cắm được vào bình, đào còn có thể cắm khắp bên ô cửa sổ như vườn đào nhỏ đẹp đến thế này cơ mà!
Không chỉ bếp, mà phòng khách nhà chị Thúy cũng phải có một cành đào rừng khoe sắc nữa. Tết đến, ngồi trò chuyện nhâm chi vài chén trà, ngắm hoa đẹp, thưởng bánh ngon,... còn gì mà hạnh phúc hơn thế!
Đào Nhật Tân khoe dáng trên bình thủy tinh đơn giản mà rộn ràng - tràn trề sức xuân của chị Mỹ Hạnh.
Những bông hoa đào nở rộ mới chỉ ngắm nhìn qua ảnh thôi mà đã thấy lòng rạo rực. Muốn đến Tết thật nhanh, để cùng ông bà, bố mẹ, anh chị em sum họp quây quần bên bữa cơm gia đình đầm ấm.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet