Nội dung

Eric Lundgren, một người kinh doanh trong lĩnh vực rác thải điện tử sản xuất hàng chục ngàn đĩa phục hồi Windows với mong muốn kéo dài thời gian sử dụng của các máy tính cũ vừa thua một vụ kiện kéo dài từ 2012 tại Miami, Mỹ. Quan tòa đã kết luận rằng Eric đã “xâm phạm bản quyền của Microsoft” và gây thiệt hại khoảng 700.000 USD.

Theo tờ Washington Post, tòa phúc thẩm giữ nguyên bản án ban đầu của tòa sơ thẩm, buộc Eric phải nộp phạt 50.000 USD (1,1 tỉ đồng) và 15 tháng tù vì bán các đĩa phục hồi Windows gây thiệt hại cho Microsoft, mặc dù những dữ liệu được ghi trên đĩa được phân phối rộng rãi, miễn phí trên mạng và chỉ tương thích với Windows có bản quyền.

Theo tòa án, 28.000 đĩa phục hồi Windows mà Eric sản xuất được đánh giá có giá trị 700.000 USD, dù lời chứng từ Glenn Weadock, một chuyên gia phần mềm nói rằng những chiếc đĩa này có giá trị gần như bằng 0.

Bán đĩa phục hồi windows nhà tái chế rác thải nhận án tù và chịu phạt tiền tỉEric tại Ghana năm 2015, khi hợp tác với chính phủ nước này tìm cách loại trừ việc đốt rác thải điện tử độc hại.

Eric cũng nói rằng Microsoft đã cố gắng chèn ép mình bằng cách tố cáo ông vi phạm bản quyền phần mềm, chứ không chấp nhận lời giải thích rằng các đĩa này chỉ giúp việc cài đặt Windows bản quyền dễ dàng hơn. Ban đầu, Microsoft công bố những chiếc đĩa này có giá… 299 USD (khoảng 7 triệu đồng), nhưng tòa án chỉ đánh giá chúng ở mức 25 USD.

Eric Lundgren nổi tiếng với những nỗ lực giải quyết rác thải điện tử của mình, chẳng hạn chế tạo một chiếc xe điện chỉ với 13.000 USD nhờ các linh kiện tái sử dụng có tính năng vượt trội so với những chiếc xe do Tesla sản xuất. Những chiếc đĩa phục hồi Windows mà Eric định bán ra có giá chỉ 25 cent (5.700 đồng) và tin rằng nó sẽ giúp đơn giản hóa tiến trình cho những người dùng không tự tin với việc cài Windows mới trên máy tính cũ.

Bán đĩa phục hồi windows nhà tái chế rác thải nhận án tù và chịu phạt tiền tỉEric Lundgren và một lô hàng 48.000 đĩa phục hồi máy tính gần đây, được mua với giá khoảng 5 cent mỗi đĩa.

Theo Eric, Microsoft cố ý làm việc phục hồi hiệu năng cho các máy tính cũ khó khăn hơn nhằm bán phần mềm mới, và mình cũng không phạm pháp khi bán các đĩa này bởi chúng chỉ hoạt động trên những máy tính đã có bản quyền Windows. Tuy nhiên, nhân viên chính phủ đã tịch thu toàn bộ các đĩa này hồi năm 2012 và kết luận rằng chúng được in nhãn “gần giống với những đĩa được Dell cung cấp cho máy tính của họ, và có logo của Windows cùng Dell.”

Về phía mình, một người phát ngôn của Microsoft đưa ra thông báo như sau:

"Không như hầu hết những người tái chế rác điện tử khác, ông Lundgren tìm các phần mềm lậu, ngụy trang chúng thành hợp pháp và bán cho các nhà tái chế khác. Những phần mềm lậu này khiến người mua máy tính tái chế dễ bị nhiễm malware và các dạng tội phạm tin học khác, khiến họ gặp rủi ro về an ninh và gây thiệt hại cho thị trường sản phẩm tái chế.”

Microsoft tung phiên bản Windows 10 mới làm dấy lên hi vọng về điện thoại Surface

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Iphone 6 đẹp mê hồn.

Một bản concept mới về chiếc điện thoại thông minh iPhone 6 đầu tiên với giao diện iOS 7 được thiết kế bởi ADR Studio. ​ Về thiết kế, mẫu iPhone 6 concept đã có chút thay đổi khi nút Home đã được...

Xem thêm  

Sản phẩm mới dành cho dân phượt

Thiết kế nhỏ gọn thời trang và tích hợp nhiều tính năng chụp ảnh "đỉnh", điện thoại thông minh đang dần trở thành "người bạn đường" đắc lực cho giới trẻ trên hành trình khám phá những miền...

Xem thêm  

Top smartphone giá tầm 3 triệu trong tuần

Nhu cầu sử dụng smartphone ngày càng lớn. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể tậu được những siêu phẩm như HTC One hay Galaxy S4. Trên thị trường vẫn có những dòng máy có cấu hình tương đối và mức...

Xem thêm