Nội dung

Bà nội hải phòng làm vườn trên sân thượng 60m2 vừa trồng thủy canh vừa trồng đất chia sẻ bí quyết có rau ăn quanh năm

Vốn xuất thân từ nông thôn, lại có niềm đam mê trồng trọt nên cô Nguyễn Thị Thơm (57 tuổi, Hải Phòng) luôn đau đáu, ước ao có một mảnh vườn của riêng mình. Vì thế khi xây nhà mới, cô đã đề xuất “chia nhà” với ông xã để có nơi làm vườn.

“Mặc dù xa quê hơn 40 năm, nhưng khi xây nhà mới, tôi vẫn ao ước có nơi để trồng rau, vừa là để có rau sạch phục vụ gia đình, vừa để thỏa mãn đam mê cỏ cây, hoa lá của mình. Vì thế tôi đề xuất với ông xã: ‘Trong nhà là của anh, nóc nhà và sân trước, sân sau là của em’. Cuối cùng, tôi cũng có mảnh vườn sân sau và 60m2 trên sân thượng”, cô Thơm chia sẻ.

Bà nội hải phòng làm vườn trên sân thượng 60m2 vừa trồng thủy canh vừa trồng đất chia sẻ bí quyết có rau ăn quanh năm

Cô Thơm trên khu vườn sân thượng nhà mình. 

Ban đầu cô trồng rau thủy canh vì không biết mình có trồng được rau hay không. Nếu không trồng được, lúc đó cũng đỡ công vác đất xuống.

Bà nội Hải Phòng nhận xét, trồng rau thủy canh khá nhàn. Nước thủy canh đủ chất đa – trung – vi lượng cho cây trồng, đồng thời có bút để đo nồng độ nên có thể kiểm soát được chất dinh dưỡng cho từng loại cây, phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng của cây.

Bà nội hải phòng làm vườn trên sân thượng 60m2 vừa trồng thủy canh vừa trồng đất chia sẻ bí quyết có rau ăn quanh năm

Thời gian đầu khi cô Thơm mới trồng thủy canh. Cô chỉ bơm nước vào chậu nhựa, hòa dinh dưỡng thủy canh vào, đặt 1 tấm alumex đã khoét lỗ lên trên sao cho vừa rọ nhựa rồi thả rau vào rọ.

Bà nội hải phòng làm vườn trên sân thượng 60m2 vừa trồng thủy canh vừa trồng đất chia sẻ bí quyết có rau ăn quanh năm

Trồng rau thủy canh được nâng lên một bước bằng các trụ thủy, khí canh. Mỗi trụ có 66 hốc, trồng được 66 cây. Trụ cắm điện và cài đặt hẹn giờ để tưới. Vụ thu đông miền bắc, cô Thơm trồng đủ loại rau xà lách, rau cải và trồng được cả su hào, bắp cải. 

Tuy nhiên, việc trồng rau thủy canh cũng có nhiều nhược điểm nên sau đó cô Thơm đã chuyển sang trồng đất. “Trồng thủy canh nhàn hơn trồng đất nhưng không không đa dạng các loại rau như trồng đất được, chỉ trồng được một số loại cây như rau xanh, rau muống, xà lách, su hào,… Ngoài ra, ở miền Bắc, vào mùa nóng không trồng thủy canh được.  

Khi trồng thủy canh, toàn bộ dinh dưỡng là phân vô cơ, phân hóa học, mình không kiểm soát được nguồn gốc nước thủy canh là cái gì, nguồn gốc ra sao. Hơn nữa, tôi thấy rau củ quả trồng thủy canh ăn không ngọt, không ngon như trồng đất”, cô Thơm chia sẻ.

Bà nội hải phòng làm vườn trên sân thượng 60m2 vừa trồng thủy canh vừa trồng đất chia sẻ bí quyết có rau ăn quanh năm

Bà nội hải phòng làm vườn trên sân thượng 60m2 vừa trồng thủy canh vừa trồng đất chia sẻ bí quyết có rau ăn quanh năm

Những củ su hào trồng thủy canh. 

Khi mới chuyển sang trồng đất, cô Thơm cứ đầu tư và học hỏi kinh nghiệm dần dần. Ban đầu là một vài chậu xốp, sau đó thì làm giá kệ. “Lúc đầu không biết thì kê cao sau đó thì kê xuống thấp, làm mái,… cứ đầu tư dần dần chứ tôi không đầu tư cùng một lúc”, cô Thơm nói.

Bà nội hải phòng làm vườn trên sân thượng 60m2 vừa trồng thủy canh vừa trồng đất chia sẻ bí quyết có rau ăn quanh năm

Cũng giống như nhiều “nông dân tay ngang” khác, lúc mới làm vườn cô Thơm gặp rất nhiều khó khăn do không biết thời kỳ sinh trưởng của các loại rau, không biết cách phòng bệnh. Vì vậy, có lúc cô trồng đến giữa chừng thì cây hỏng hoặc có khi gần đến lúc thu hoạch thì rau quả lại sâu bệnh, không thu hoạch được. 

Sau đó, cô Thơm tham gia vào các hội trồng rau, làm vườn để học hỏi và tự đúc rút kinh nghiệm cho bản thân. Đến nay sau 5 năm dấn thân vào làm vườn, bà nội Hải Phòng đã bỏ túi được nhiều kinh nghiệm hay, giúp vườn rau trên sân thượng luôn xanh tốt, có rau sạch ăn quanh năm.

Bà nội hải phòng làm vườn trên sân thượng 60m2 vừa trồng thủy canh vừa trồng đất chia sẻ bí quyết có rau ăn quanh năm

Theo đó, để rau phát triển tươi tốt, đất trồng là yếu tố rất quan trọng và cô Thơm đã đầu tư khá nhiều công sức vào yếu tố này. Cô chia sẻ, cô tha đất phù sa từ bãi lên. Loại đất này tưởng màu mỡ, thích hợp để trồng rau nhưng thực chất thì lúc mưa nó nhão nhoét ra, lúc khô lại rắn, không thể trồng rau được.

“Tôi phải cải tạo đất rất nhiều. Tôi dùng tro trấu, phân hữu cơ trộn đất thì đất mới tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng mà trồng rau được”, cô Thơm cho hay.

Bà nội hải phòng làm vườn trên sân thượng 60m2 vừa trồng thủy canh vừa trồng đất chia sẻ bí quyết có rau ăn quanh năm

Trên sân thượng, cô Thơm trồng đủ loại cà chua. Đây là cà chua múi Pháp Winconsin. Cô cho biết, quả chín đỏ đậm và rất ít hạt, trộn salat ăn rất ngon. 

Bà nội hải phòng làm vườn trên sân thượng 60m2 vừa trồng thủy canh vừa trồng đất chia sẻ bí quyết có rau ăn quanh năm

Cà chua múi vàng. 

Nhà cô là hướng Bắc nên khu vườn nhận được khá ít nắng. Vườn trước chỉ nắng đến tầm trưa, vườn sau bắt đầu từ 9 - 10 giờ sáng mới có nắng và nắng chỉ được nửa vườn. Vì thế, cô phải tùy theo nhu cầu sinh trưởng của rau mà bố trí vị trí trồng phù hợp để các cây không che mất nắng của nhau, giúp rau củ phát triển tốt hơn.

Cây cần nhiều nắng, cô trồng ở nơi đón được nhiều nắng nhất trong vườn. Phía dưới cây cần nhiều nắng thì trồng một số loại rau có nhu cầu ánh sáng ít như rau họ cải.

Bà nội hải phòng làm vườn trên sân thượng 60m2 vừa trồng thủy canh vừa trồng đất chia sẻ bí quyết có rau ăn quanh năm

Những trái bí mỳ sợi xinh xắn trên giàn.

Bà nội Hải Phòng trồng rau theo phương pháp hữu cơ, nói không với chất hóa học. Về phân bón, cô tự ủ phân đạm cá, trứng sữa,… để bón cho rau. Ngoài ra, cô Thơm còn tận dụng nguồn rác thải nhà bếp để ủ phân trồng rau, vừa giúp nhà cửa sạch sẽ, vừa giúp rau tươi tốt, đảm bảo sạch sẽ và an toàn khi ăn.

Bà nội hải phòng làm vườn trên sân thượng 60m2 vừa trồng thủy canh vừa trồng đất chia sẻ bí quyết có rau ăn quanh năm

Dưa chuột bao tử sai lúc lỉu trên cây, củ cải đỏ vừa to vừa đẹp.Bà nội hải phòng làm vườn trên sân thượng 60m2 vừa trồng thủy canh vừa trồng đất chia sẻ bí quyết có rau ăn quanh năm

Đủ loại rau xà lách xanh tươi mơn mởn. 

Cô Thơm bày tỏ: “Nếu bón đạm, urê, phân hóa học thì đất sẽ ngày càng cằn cỗi, nhanh hỏng đất. Rau quả được bón phân vô cơ, phân hóa học ăn vào sẽ không đảm bảo, nhất là khi không đủ thời gian thu hoạch đã ăn rồi thì không tốt cho sức khỏe.

Vì thế, phòng trừ sâu bệnh tôi cũng áp dụng phương pháp hữu cơ. Tôi hay ngâm thuốc từ rượu, gừng, tỏi, ớt để phun phòng cho vườn rau. Ngoài ra còn phun phòng bệnh bằng nước vôi trong, bắt sâu bằng tay, treo bảng dính để bẫy côn trùng,…”.

Bà nội hải phòng làm vườn trên sân thượng 60m2 vừa trồng thủy canh vừa trồng đất chia sẻ bí quyết có rau ăn quanh năm

Một số loại nông sản thu hoạch trong vườn nhà cô Thơm.

Bà nội hải phòng làm vườn trên sân thượng 60m2 vừa trồng thủy canh vừa trồng đất chia sẻ bí quyết có rau ăn quanh năm

Cô Thơm trồng rất nhiều loại dưa trong vườn như dưa lưới, dưa bớ sáp, dưa bở,... Cô thường trồng nhiều loại dưa lưới để trải nghiệm mùi vị từng loại.

Bà nội hải phòng làm vườn trên sân thượng 60m2 vừa trồng thủy canh vừa trồng đất chia sẻ bí quyết có rau ăn quanh năm

Cô Thơm cho biết, súp lơ tím phải trồng 5 tháng mới cho thu hoạch được. 

Để có rau sạch ăn quanh năm, cô Thơm trồng rau theo mùa và áp dụng phương pháp trồng gối vụ. Ví dụ, khi loại rau này bắt đầu cho thu hoạch thì cô sẽ ươm giống rau khác.

“Trồng được vườn rau sạch cũng tốn nhiều công sức lắm, đòi hỏi phải tính toán nhiều chứ không đơn giản đâu. Ngoài tích lũy kinh nghiệm trồng trọt, tôi còn phải sắp xếp thời gian sao cho hợp lý vì công việc khá bận rộn, tôi chỉ có thể lên vườn vào sáng sớm và đêm muộn.

Tuy nhiên, làm vườn cũng mang đến cho tôi nhiều niềm vui. Được theo dõi cây lớn từng ngày, giúp tôi thư giãn tinh thần, xua đi mệt mỏi. Đặc biệt là vào mùa hè, đêm lên sân thượng hóng gió, ngắm trăng tuyệt vời lắm. Vì thế, mặc dù có những lúc chân đau, lưng mỏi, nhưng lên tới vườn là mọi cơn đau nhức đều tan biến và tôi thấy thật sự hạnh phúc”, cô Thơm bộc bạch.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục

Tổ ấm của ca sĩ Trọng Tấn

"Trên tường về nhà, phải đi qua một cái cổng làng to đùng ở đầu Kim Giang, mình có cảm giác như đang sống trong một miền quê yên tĩnh", Trọng Tấn tâm sự, thể hiện rõ tuýp người hoài cổ, thích sự giản đơn, mộc mạc.

Xem thêm  

Tổ ấm của ‘chuồn chuồn ớt’ Ngọc Khuê

Nằm trong con ngõ nhỏ trên đường Nguyễn Sơn (Gia Lâm, Hà Nội), tổ ấm của ca sĩ Ngọc Khuê xinh xắn và rất "xì-tin" với nhiều loại hoa, gấu bông, bướm, chuồn chuồn trang trí. Toàn bộ không gian nội thất đều do người anh họ thiết kế.

Xem thêm  

Tổ ấm của một doanh nhân

Gia đình gồm 4 thành viên, cha mẹ và hai con trai. Họ muốn ngôi nhà đáp ứng các yêu cầu của cuộc sống hiện đại như tiện nghi, thoáng mát... Chủ nhà là một doanh nhân, nên cần không gian thư giãn trong nhà sau những giờ làm việc căng thẳng.

Xem thêm  

Nhà phố ở Canada

Căn nhà này của một gia đình trẻ, chỉ có hai người sinh sống. Chủ nhà, những người từng gắn bó với nơi này hơn 30 năm, đã quyết định không chuyển đi nơi khác mà xây dựng một ngôi nhà mới, xinh xắn.

Xem thêm  

Ngôi nhà mở bên bờ hồ Tây

Nằm bên bờ Hồ Tây, thoạt nhìn, ngôi nhà có vẻ nhỏ nhắn và khiêm nhường với những đường nét đơn giản, hình khối mạch lạc. Thế nhưng, cũng như tính cách của chủ nhân, ngôi nhà có vẻ ngoài không nổi bật này lại có một không gian mở, luôn chào đón bè bạn.

Xem thêm  

Tư gia của cựu ca sĩ 98 Degrees

Chẳng bao lâu sau khi chia tay nữ diễn viên Jessica Simpson, mùa xuân năm 2006, cựu thành viên của ban nhạc 98 Degrees, Nick Lachey, đã quyết định quên đi nỗi buồn bằng cách tậu một căn nhà tại Bel Air (Los Angeles, bang California).

Xem thêm  

Penthouse của Britney Spears

Căn hộ penthouse 3 phòng ngủ tọa lạc tại tòa nhà Silk Building ở phía đông Greenwich (New York) là một trong vô số bất động sản của cô công chúa nhạc pop Britney Spears. Nhưng có vẻ như, cô nàng chẳng mấy khi đoái hoài đến nó.

Xem thêm  

Căn nhà lãng mạn của Demi Moore

Nằm ở vùng ngoại ô khu Beverly Hills nổi tiếng, căn nhà của cặp diễn viên Hollywood, Demi Moore và Ashton Kutcher, không hề "lệch lạc" như cách mọi người vẫn nói về sự khác biệt tuổi tác của họ.

Xem thêm