Theo một báo cáo từ The Information vào ngày 09/10 vừa qua, Apple đã mất hàng tỷ USD vì các trường hợp gian lận bảo hành vẫn đang diễn ra tại Trung Quốc. Điều này thường xảy ra với những chiếc iPhone được bán lại hoặc bị mất cắp. Chúng sẽ được bỏ đi những phần quan trọng. Các thành phần như CPU, bảng mạch và màn hình được thay thế bằng các bộ phận giả và thậm chí còn được dính lại bởi kẹo cao su. Những điện thoại này sau đó được trả lại cho Apple Store và được thay thế theo bảo hành. iPhone sau khi thay thế sẽ được bán với giá cao hơn.
Apple thất thu tới cả tỷ USD vì nên công nghiệp "giả" tại Trung Quốc.
Từ năm 2013, Apple đã phát hiện và có thể ước tính số thiết bị gian lận bằng cách đếm số lượng các đơn vị thay thế có ID Apple mới được nhập vào. Bởi lẽ, người dùng chính chủ thường có xu hướng sử dụng lại ID Apple cũ sau khi được thay thế. Với công thức này, Apple đã phát hiện ra rằng có tới 60% trường hợp thay thế bảo hành tại Trung Quốc và Hồng Kông là gian lận, khiến nhà sản xuất này hao hụt tới hàng tỷ USD.
Ví dụ, một cửa hàng Apple Store ở Thâm Quyến, Trung Quốc đã báo cáo hơn 2.000 trường hợp yêu cầu bảo hành chỉ trong một tuần, đứng đầu trong số tất cả các cửa hàng Apple Store trên toàn thế giới. Cùng năm đó, Apple đã chi tới 1,6 tỷ USD cho chi phí bảo hành. Phần lớn là do gian lận bảo hành của Trung Quốc.
iPhone Xs Max và iPhone Xs mới được ra mắt.
Trong khi Apple đang ra sức chống lại tình trạng gian lận và hạn chế chúng ở Trung Quốc thì phương pháp này hiện cũng đang được sử dụng ở các nơi khác trên thế giới. Giờ đây, Apple đã bắt đầu dừng việc sửa chữa và thiết lập hệ thống đặt chỗ trực tuyến, yêu cầu bằng chứng về quyền sở hữu.
Tuy nhiên, các tin tặc trực tuyến vẫn có thể nắm bắt được điểm này nên nhà sản xuất này buộc các đơn vị iPhone được đưa tới sửa chữa phải trải qua một thử nghiệm chẩn đoán để phát hiện bộ phận giả. Tuy nhiên, những kẻ lừa đảo vẫn có đủ cách để luồn lách. Chúng cũng có trong tay hồ sơ tiết lộ thông tin về các mô hình iPhone hợp pháp và sử dụng dữ liệu này, bao gồm cả số serial.
Tại Trung Quốc, tất cả các mẫu iPhone được bảo hành và được gửi để thay thế đã được gửi đến một trung tâm sửa chữa đặc biệt, nơi có thể tiến hành một loạt các thử nghiệm. Công ty cũng đã bổ sung chất nhuộm vô hình trên pin và sử dụng các chất bịt kín chống thấm đặc biệt trên các CPU. Nhờ vậy, tình trạng làm giả bảo hành ở Trung Quốc đã giảm đáng kể, từ tỷ lệ 60% sửa chữa trong nước xuống còn 20%. Đáng tiếc, Apple chỉ nhận thức được vấn đề này và kiểm soát chúng sau khi đã mất hàng tỷ USD.
Apple đã ký hợp đồng với sở cảnh sát địa phương để thuê các sĩ quan mặc đồng phục đứng gác trong các cửa hàng...
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet