Nội dung
Ấn Độ đã tạo nên lịch sử trong công cuộc nghiên cứu không gian vào hôm thứ tư, đó là Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) đưa thành công vệ tinh tự tạo với chi phí thấp của mình Mars Orbiter Mission (MOM) (hoặc gọi là Mangalyaan) vào quỹ đạo xung quanh hành tinh đỏ ngay trong lần phóng đầu tiên.
Ảnh chụp sao hỏa từ vệ tinh của ấn độ
Vệ tinh Mangalyaan.
Mangalyaan đã truyền về khoảng 10 bức ảnh chụp bề mặt Sao Hỏa, cho thấy một số miệng núi lửa. Vệ tinh này mang theo 5 thiết bị, trong đó có thiết bị chụp hình ảnh quang phổ nhiệt để vẽ bản đồ bề mặt và đánh giá tiềm năng khoáng sản của sao Hỏa, một thiết bị cảm biến để thăm dò khí metan - dấu hiệu sự sống, và các thành phần khác của khí quyển.
Ảnh chụp sao hỏa từ vệ tinh của ấn độ
Bức ảnh đầu tiên về bề mặt Sao Hỏa do vệ tinh Mangalyaan gửi về.
Mangalyaan là sản phẩm do Ấn Độ tự nghiên cứu và chế tạo. Vệ tinh có trọng lượng 1.350Kg, được phóng lên tại sân bay vũ trụ Sriharikota vào ngày 5/11 năm ngoái. Kể từ đó, con tàu mang vệ tinh đã di chuyển với tốc độ chóng mặt tới sao Hỏa. Được biết, với tổng chi phí chỉ 74 triệu USD, đây là nhiệm vụ thám hiểm hành tinh rẻ nhất mà thế giới từng thực hiện.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

6 tính năng smartphone bạn không cần

Khi mua một chiếc smartphone, bạn có hàng tá yếu tố khác nhau để mà cân nhắc, đặc biệt nếu như bạn đang phải quyết định mua một trong số một vài chiếc điện thoại nổi tiếng mà dường như chúng...

Xem thêm  

ASUS ROG MARS 760

Chắc nhiều bạn đã từng nghe qua cái dòng card MARS này của ASUS rồi đúng không? Còn với mem nào mới làm quen với PC chưa biết tới thì với kiến thức hạn hẹp của mình với sự hỗ trợ của thánh Google...

Xem thêm