Chiều ngày 25/4 vừa qua, ở Quảng Ngãi, 28 bệnh nhân đã nhập viện với các biểu hiện của ngộ độc thực phẩm. Theo điều tra ban đầu, các nạn nhân đều ăn bánh mì ở cùng một quán bán ngoài vỉa hè. Trước đây, cũng nhiều vụ ngộ độc bánh mì cũng diễn ra trên nhiều địa bàn của cả nước, trong đó ở Quảng Trị tháng 10/2013 cũng khiến hơn 300 người nhập viện điều trị. Được biết nguyên nhân ngộ độc do trực khuẩn salmonella có trong bánh mì.
Bánh mì được bày bán ở vỉa hè, nơi có rất nhiều bụi bặm từ những chiếc xe đi đường. Vụ ngộ độc ở Quảng Ngãi là do bánh mì bán gần cây xăng, những nơi như vậy thật sự ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Thậm chí, một số hàng quán vỉa hè còn được bán tại những nơi ô nhiễm, nhiều khói bụi, bờ sông, cống thải…. khiến bánh cũng dễ nhiễm nhiều loại vi khuẩn độc hại từ môi trường xung quanh.
Một số loại thịt, nước sốt… được kẹp làm nhân bánh thường không rõ nguồn gốc hoặc không được chế biến sạch sẽ. Không chỉ thế, những tờ giấy báo cũ, bẩn dùng được gói bánh mì và việc tay người bán không đảm bảo vệ sinh cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng mất vệ sinh. Đó là lý do khiến nhiều trường hợp ăn bánh mì vỉa hè bị ngộ độc khá phổ biến trong thời gian gần đây.
Việc bảo quản bánh mì và nhân bánh cũng được thực hiện khá sơ sài, bánh mì được bày lên kệ không che đậy, thậm chí mấy ai chắc rằng ngày hôm đó chủ quán bán trong ngày sẽ hết. Những thực phẩm ‘ế’ sang ngày hôm sau liệu có được bảo quản tốt. Thịt, chả, patê dễ bị ôi thiu trong mùa nắng nóng oi bức, tương để lâu ngày, không lau chùi phần thừa trên nắp dễ sinh nấm mốc. Thêm vào đó, nhiều người chế biến không rửa tay trước khi làm đồ cho khách.
Tiềm ẩn những căn bệnh nguy hiểm với người ăn
Bánh mì vỉa hè không được bảo quản tốt là một trong những loại đồ ăn rất dễ bị nhiễm khuẩn, trong đó có vi khuẩn E.Coli, loại vi khuẩn gây tiêu chảy, bệnh tả và các loại bệnh về đường ruột.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet