1. Muốn giảm size quần áo, phải tăng cân
Ở đây là tăng cân nặng cơ bắp. Nếu 2 cô gái đều nặng 52kg nhưng chỉ 1 người tập tạ, thì người tập tạ chắc chắn sẽ mặc vừa size quần nhỏ hơn. Tương tự, một cô gái nặng 52kg và thường xuyên tập tạ có thể mặc vừa chiếc áo của cô nàng nặng 47kg.
Giải thích: 1kg mỡ = 1kg cơ bắp, nhưng cơ chiếm ít không gian so với mỡ. Vì vậy bạn có thể tăng cân mà cơ thể vẫn gọn gàng nhờ giảm được mỡ.
2. Muốn ăn ít, phải ăn nhiều
Ăn vặt 100 calo bánh cookie sẽ khiến bạn đói hơn là một bữa ăn đàng hoàng, đầy đủ chất. Theo chuyên gia dinh dưỡng Amy Goodson thuộc Trung tâm Y khoa Thể thao Texas Health Ben Hogan Sports Medicine (Mỹ), ăn lượng nhỏ tinh bột chẳng đem lại tác dụng gì ngoài việc làm tăng lượng đường trong máu và khi đường sụt nhanh, bạn càng thèm tinh bột hơn.
Thay vào đó, bạn nên chọn món ăn giàu protein như bơ lạc, phô mai với một quả táo. Những thực phẩm này dù cung cấp nhiều calo hơn, nhưng protein và chất béo sẽ giúp bạn no nhanh và no lâu, kết quả là bạn sẽ không thèm ăn nữa.
3. Không uống nước tăng lực khi cần... tăng lực
Nước tăng lực giàu caffeine gấp 5 lần cà phê, nhưng loại năng lượng mà nó cung cấp lại không kéo dài và thường kèm theo các tác dụng phụ như gây bồn chồn, bứt rứt, tim đập nhanh. Hơn nữa, nước tăng lực thường chứa hàm lượng taurine cao, khiến hệ thần kinh bị kích thích. Chưa kể mỗi lon nước thường chứa khoảng 50g đường (tương đương 13 thìa cà phê đường). Thức uống này khiến lượng đường trong máu tăng vọt, nhưng lại tụt xuống nhanh, khiến bạn lờ đờ và thiếu minh mẫn. Kết quả là bạn lại phải uống thêm 1 lon nữa.
4. Uống nước khi đầy hơi
Bụng đã phình to mà còn uống thêm nước, nghe thì có vẻ vô lý nhưng lại hợp lý. Theo Tiến sĩ James Lee thuộc bệnh viên St. Joseph, quận Cam (California, Mỹ), chẳng hạn nếu bạn ăn nhiều chất xơ thì cơ thể sẽ cần nhiều nước hơn để làm việc hiệu quả. Nước kết hợp với chất xơ hòa tan sẽ tạo thành một chất giống như gel. Nó tác động đến độ linh hoạt của ruột và làm giảm triệu chứng đầy bụng. Uống nhiều nước cũng giảm nhẹ tình trạng đầy hơi do mất nước. Vì khi bạn bị mất nước, cơ thể sẽ bấu lấy lượng nước còn lại, khiến bạn bị đầy hơi.
5. Uống nước nóng để làm mát cơ thể
Cái nào sẽ giúp bạn mát mẻ hơn trong một buổi sáng mùa hè oi ả: cà phê đá hay cà phê nóng? Hai nghiên cứu gần đây cho thấy thức uống thứ 2 sẽ giúp bạn mát hơn. Đó là lí do mà người dân ở khu vực nắng nóng như Ấn Độ lại thích uống trà nóng.
Khi bạn uống đồ nóng, cơ thể sẽ cảm nhận được sự thay đổi nhiệt độ và tăng cường đổ mồ hôi. Mồ hôi bốc hơi và bạn sẽ mát hơn.
6. Tập thể dục khi mệt
Sau một ngày làm việc kiệt sức, tập thể dục có vẻ là điều cuối cùng bạn nghĩ tới, nhưng việc đổ mồ hôi sẽ tiếp thêm năng lượng cho bạn. Tình trạng mệt mỏi cộng thêm tâm trạng chán chường sẽ được cải thiện sau khoảng 30 phút tập thể dục cường độ cao. Mọi thứ chúng ta làm đều cần oxy, vì vậy tập thể thao sẽ tăng cường oxy cho não và cơ bắp, giúp bạn làm việc hiệu quả và bớt mệt hơn.
7. Để thắt chặt tình cảm, hãy ít gặp nhau
Gặp nhau liên tục mà không có thời gian nghỉ thở sẽ làm giảm sút chất lượng những mối quan hệ của chúng ta. Dành thời gian một mình cho phép bạn xử lý những thông tin và cảm xúc của mình, từ đó bạn sẽ hiểu rõ bản thân mình muốn gì hơn, thay vì bị cuốn theo người khác. Từ đó bạn sẽ cho và nhận hợp lý hơn. Có thời gian một mình cũng giúp giảm stress và lo lắng, giúp những mối quan hệ không rơi vào căng thẳng, bởi vì càng gần nhau thì chúng ta càng dễ xích mích hơn.
8. Uống cà phê để... ngủ sâu
Theo một nghiên cứu của Nhật Bản, muốn đánh một giấc ngủ trưa say nồng, hãy uống khoảng 200mg caffeine (tương đương 1-2 cốc cà phê) và sau đó ngủ khoảng 20 phút. Khi tỉnh giấc, bạn sẽ tỉnh táo hơn và làm việc trên máy tính tốt hơn những người chỉ ngủ mà không uống cà phê.
Vì sao? Giấc ngủ ngắn khoảng 20 phút kết thúc ngay khi caffeine phát huy tác dụng và tẩy não bộ khỏi một phân tử gọi là adenosine, giúp bạn tỉnh táo hết mức. Adenosine là sản phẩm phụ của sự tỉnh táo và năng động. Khi hàm lượng adenosine tăng cao, bạn sẽ mệt mỏi hơn. Đánh một giấc ngắn giúp loại bỏ adenosine, kết hợp với caffeine sẽ càng giảm tác dụng của adenosine.
9. Muốn răng khỏe, đừng đánh răng ngay sau khi ăn
Đừng đánh răng ngay sau khi ăn uống, đặc biệt nếu thực phẩm chứa nhiều axit. Các loại nước cam quýt, nước tăng lực, cà chua, soda... có thể làm mềm men răng chẳng khác gì việc nhúng nước sa thạch. Đánh răng vào lúc này sẽ càng làm tăng ảnh hưởng của axit lên men răng, làm mòn men răng. Tốt nhất hãy chờ khoảng 30-60 phút rồi mới đánh răng.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet