1. Nhận ra khác biệt giữa sự hoài cổ và tằn tiện
Bạn cần phân biệt giữa trang phục vintage và trang phục đã dùng rồi. Bạn có thể tìm thấy đồ vintage trong một cửa hàng outlet, nhưng không nên lựa một món đồ dùng rồi trong một cửa hàng vintage.
Vintage là kiểu thời trang đã vượt qua được phép thử thời gian, dù đã qua thời của nó nhưng vẫn có thể thịnh hành và được cách tân trở lại. Nó khác với đồ dùng rồi, giảm về chất lượng và cũ kỹ về xu hướng.
2. Bắt đầu với trang phục cổ điển
Nếu mới bước vào giới thời trang, bạn cần làm quen với phong cách classic (cổ điển) trước khi muốn thành thạo vintage. Những hình ảnh đẹp đẽ của vintage là sự cách tân của những phong cách cơ bản và cổ điển nhất. Ví dụ, một chiếc áo cardigan viền hạt đá của những năm 1950, hoặc một chiếc đầm đen quý phái như những năm 1960. Đó là những thứ bạn có thể mặc đi mặc lại mà không sợ bị lỗi mốt.
3. Không phải kích thước mà áo lót mới là vấn đề
Để mặc đẹp và vừa vặn với phong cách vintage, vấn đề không nằm ở kích thước trang phục mà ở bộ áo lót bạn chọn đi kèm. Kích cỡ cũng thay đổi qua nhiều thập kỷ, nhưng không nhanh và nhiều như các kiểu áo lót của nữ giới. Mỗi thời điểm trong thế kỷ 20 đều có một biểu tượng riêng, từ corset, đai thắt lưng cho đến những chiếc áo lót đầu nhọn. Điều đó có nghĩa là bạn cần lưu ý đến cả trang phục lót nếu muốn có một vẻ ngoài vintage hoàn hảo.
4. Thời kỳ của trang phục
thời trang vintage biến hóa từ thập niên 1920 đến thập niên 1960. |
Thông thường, dễ dàng nhất là chọn phong cách trong những giai đoạn gần hiện nay nhất. Tủ đồ hiện nay của bạn sẽ phù hợp với giai đoạn nửa cuối thế kỷ 20, mà chủ yếu là khoảng thập niên 1960. Nếu muốn lựa chọn trang phục ở giai đoạn sớm hơn đó, bạn cần cân nhắc phong cách hiện tại của mình cũng như khả năng sử dụng chúng một cách thường xuyên.
5. Hàng vintage tương đương hàng mới
Bạn đừng ngạc nhiên nếu một chiếc áo vintage của Chanel có giá tương đương một chiếc áo trong bộ sưu tập mới nhất. Giới mộ điệu sẵn sàng trả một mức tiền xứng đáng cho những sản phẩm xưa với chất lượng tương đương hoặc đôi khi hơn hẳn thời nay: thủ công hơn, chi tiết hơn, mất nhiều công sức hơn và độc, lạ hơn. Đây là những điểm mà đôi khi ngành thời trang đậm chất công nghiệp như hiện nay khó tìm lại.
6. Nghiên cứu kỹ trước khi chi tiền
Trước khi rút tiền chi cho một sản phẩm vintage nào đó, hãy chắc chắn nó phù hợp với phong cách mà bạn đã lựa chọn. Lưu ý, phụ kiện của thời kỳ này không thể phối cùng trang phục của thời kỳ khác. Vì vậy, nghiên cứu trước về một số trang phục và phụ kiện đi kèm mà bạn yêu thích trước khi đến cửa hàng là một việc làm khôn ngoan. Tại đó, hãy nhờ sự tư vấn của nhân viên để có được trang phục vintage phù hợp với vóc dáng của bạn nhất.
7. Chỉnh sửa trang phục phù hợp với vóc dáng
Không phải kiểu trang phục nào bạn yêu thích cũng phù hợp với vóc dáng, nhất là khi trang phục vintage thường được thiết kế cho người có thân hình mảnh mai hơn nhiều so với hiện nay. Với một món đồ có khuyết điểm, bạn có thể chi thêm một ít tiền để chỉnh sửa cho phù hợp với bản thân mình như thắt eo, bó gấu, đính ren... Tuy nhiên, việc chỉnh sửa cũng cần thận trọng để không phá đi bản chất vintage vốn có của sản phẩm.
8. Kiểm tra chất liệu
Một bộ áo với đường cắt may đẹp, họa tiết trang trí bắt mắt nhưng chất liệu không tốt sẽ khiến chất vintage trong phong cách của bạn bị giảm đi đáng kể. Những lỗi chất liệu thường thấy như tưa chỉ, xù lông, thô nhám, kém mềm mại sẽ khiến độ thẩm mỹ trang phục của bạn đi xuống.
9. Học cách bảo quản
Sau khi lựa chọn phong cách vintage vừa ý, hãy bảo quản chúng thật tốt. Những chiếc giỏ, túi bằng nhựa, nilon là thứ cần tránh xa trong trường hợp này. Hơi ẩm trong không khí không thoát được, tích tụ trong những chiếc túi nhựa chứa quần áo sẽ khiến trang phục của bạn nhanh chóng bị hỏng.
Sao Mai
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet