Nội dung
Nó có thể lấy mạng của bạn đấy

Những đồ ăn mà chúng ta ăn có thực sự an toàn? Chúng có được chế biến từ những thành phần thật sự tốt cho chúng ta? Ăn uống tốt cho sức khỏe không phải lúc nào cũng là điều dễ dàng, và đôi khi những đồ ăn nhìn có vẻ tốt nhất lại có thể ẩn chứa những thành phần đáng sợ nhất. Rất khó để nhận ra những mối nguy hiểm này nếu bạn không phải là một chuyên gia, nhưng với sự giúp đỡ của Skinny Mom bạn có thể bảo vệ chế độ ăn uống sạch sẽ và tốt cho sức khỏe của mình! Hãy tìm hiểu dưới đây về các chất phụ gia thực phẩm có thể có hại nhiều hơn lợi trong chế độ ăn uống của bạn!

Thuốc nhuộm màu thực phẩm nhân tạo

9 chất phụ gia cực độc trong thực phẩm

Được tìm thấy trong gần như tất cả các thực phẩm được chế biến sẵn, thuốc nhuộm màu thực phẩm nhân tạo có liên quan đến các vấn đề về hành vi, ADD và ADHD (Hội chứng không chú ý) ở trẻ em. Cũng có những mối liên hệ với bệnh ung thư và chứng suy thoái tế bào thần kinh. Ở các nước khác, thuốc nhuộm màu thực phẩm nhân tạo bị cấm hoàn toàn hoặc các thực phẩm được yêu cầu phải có nhãn hiệu cảnh báo riêng.

Kali Bromat (KbrO3) (chất được sử dụng để tăng cường chất lượng bột mì): 

Đôi khi nó chỉ được ghi là “bromat”, thành phần này có tác dụng làm tăng chất lượng của bánh mì trong lò. Nó cũng dẫn tới nguy cơ cao mắc phải bệnh ung thư và các khối u ở các động vật thí nghiệm.

Dầu thực vật có chứa brom (hay viết tắt là BVO): 

Với khả năng giữ cho màu thực phẩm và hương cam quýt không bị tách ra khỏi các loại đồ uống, thành phần này thường được sử dụng trong soda và các đồ uống thể thao. Nó còn được sử dụng như một chất chống cháy. Đúng vậy, một chất chống cháy. FDA vẫn đang đánh giá về độ an toàn của thành phần này, nhưng vẫn cho phép sử dụng nó trong khi vẫn đang tiến hành điều tra kĩ hơn. Theo USA Today, BVO rất có hại đến nỗi gần đây nó đã bị loại bỏ khỏi sản phẩm Coke và Pepsi. Tuy nhiên, soda rất có hại cho bạn. Hãy gắn bó với nước dừa.

Thạch tín: 

9 chất phụ gia cực độc trong thực phẩm

The Huffington Post đã chỉ những ảnh hưởng có hại của thạch tín đối với cơ thể chúng ta. Nó được xem là một chất độc, vậy tại sao chúng ta lại từng cho nó vào thực phẩm? Thật đáng tiếc là nó thường được cho gà ăn để làm cho thịt của chúng hồng và tươi hơn.

Hoocmon tăng trưởng tổng hợp, rBGH và rBST:

các chất này được dành cho bò nhằm làm tăng khả năng tạo sữa của chúng. Chắc chắn là nó làm tăng khả năng tạo sữa nhưng đồng thời nó cũng làm tăng bệnh tật và các vấn đề sức khỏe đáng lo ngại khác ở bò và có liên quan đến một số bệnh ung thư và chứng vô sinh ở con người. Hãy tìm một loại thay thế cho sữa bò, chẳng hạn như sữa đậu nành hay sữa hạnh nhân.

Siro bắp có lượng đường frutose cao (HFCS): 

Bất chấp những khẳng định của ngành công nghiệp bắp, HFCS không được xử lí theo cùng một cách trong cơ thể giống như các loại đường khác. Nó cũng thường được tìm thấy nhiều nhất trong đồ ăn chế biến sẵn, loại đồ ăn mà bạn nên tránh bằng bất cứ giá nào.

Bột ngọt hay MSG:

9 chất phụ gia cực độc trong thực phẩm

Đi kèm với nấm men tự phân, bột maltodextrin, sodium casein và những cái tên khác, vì vậy thậm chí đã đọc danh sách các thành phần có lẽ bạn vẫn không biết nó có trong đó. Những thứ chủ yếu có thể tìm thấy nó đó là trong dầu trộn salad, chips và các loại nước ép đóng gói. MSG là một chất làm tăng hương vị có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe từ béo phì cho đến sự tổn hại não bộ.

Azodicarbonamide:

 Được sử dụng trong quá trình làm bánh mì để làm trắng nó và bảo quản nó được lâu hơn, nó còn được sử dụng như một thành phần tạo bọt trong việc sản xuất nhựa như thảm tập yoga. Lần sau khi bạn đang tập tư thế yoga downward dog, hãy nhìn xuống tấm thảm của bạn. Nhìn rất ngon, phải không? Chất phụ gia này có liên quan tới các vấn đề về hô hấp cùng với nhiều vấn đề khác.

 Olestra/Olean (một loại mỡ tổng hợp): 

Tờ báo Science Daily đã cảnh báo không nên ăn các sản phẩm có chứa olestra. Olestra được tìm thấy trong khoai tây chiên không chất béo, french fries và corn chips, nhằm ngăn ngừa cơ thể hấp thụ chất béo trong thực phẩm. Nghe có vẻ giống như một giấc mơ biến thành hiện thực, phải không? Ngoại trừ điều đó ra, nó cũng ngăn chặn khả năng hấp thụ các vitamins và các chất dinh dưỡng. Cùng với những tác dụng phụ khác như đau bụng và đi ngoài, tốt hơn là nên tránh nó hoàn toàn.

 

Tin Update
  • 07/11/14 17:46 Cẩn thận với những hành động dễ gây đột tử
  • 07/11/14 10:03 Bệnh phụ khoa thường gặp vào mùa lạnh
  • 06/11/14 14:33 Những cách chữa ho hiệu quả
  • 06/11/14 14:27 Bác sĩ sốc khi nhìn phổi đen như bồ hóng

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

27 bí kíp sống thọ xưa nay truyền lại

Bảo bối dưỡng sinh này sẽ giúp bạn sống khoẻ sống thọ!   1, Ăn no không gội đầu, đói không tắm. Rửa mặt nước lạnh, vừa đẹp vừa khỏe. Mồ hôi chưa khô, đừng  tắm nước lạnh.  Đánh...

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm