1. Âm thanh “lạ” kêu rú liên tục
Chắc chắn rằng: bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt giữa âm thanh động cơ của chiếc tủ lạnh mới được mua so với chiếc tủ lạnh đã được dùng sau một khoảng thời gian dài. Nếu bạn nghe thấy âm thanh “lạ” kêu rú liên tục hoặc tình trạng tủ lạnh kêu “rè, rè” kéo dài khá lâu thì bạn cần phải kiểm tra tủ lạnh ngay.
Cụ thể:
– Tiếng kêu to: do tủ lạnh càng lớn hoạt động với công suất lớn hơn.
– Tiếng kêu “bục bục” rồi ngừng hoạt động: là do 4 con vít bắt dàn lạnh bị lỏng. Để loại bỏ tiếng động này bạn có thể tự tay ngắt nguồn điện, tháo vít ra rồi thêm đệm vào và xiết vít lại như cũ.
– Tiếng ồn ở đằng sau tủ lạnh: khi này máy nén có dấu hiệu hư hoặc xài quá lâu. Trong trường hợp này bạn nên gọi cho nhà cung cấp hoặc thợ sửa uy tín đến sửa.
– Tiếng kêu “re re”: do các vật rung chạm vào nhau bạn nên kiểm tra xem các chân ghim lốc máy có bị tuột hoặc lệch không, nếu có thì nên cố định lại chúng.
– Tiếng ồn “vù vù” như tiếng gió: là do tủ lạnh chưa đạt nhiệt độ như mong muốn, tủ lạnh sẽ tiếp tục làm lạnh, lúc đó mô tơ quạt hoạt động. Nhưng đây là dấu hiệu bình thường, bạn không cần quá lo lắng.
– Tiếng kêu từ ngăn đá như tiếng động cơ khô dầu mỡ: thì là do mô tơ cánh quạt bị khô. Bạn chỉ cần làm là ngắt nguồn điện, bỏ hết thực phẩm ra. Dùng cây hoặc tô vít lách vào khe thổi gió trong ngăn kéo tủ ra ngoài, nhìn vào bên trong sẽ thấy mô tơ quạt gió, tháo mô tơ ra, tra dầu mỡ, và lắp lại như cũ, máy sẽ hết kêu.
2. Nhiệt lượng tỏa ra nóng quá mức
Bất kì động cơ nào khi hoạt động thì chúng sẽ sản sinh ra một nhiệt lượng nhất định. Chiếc tủ lạnh của bạn cũng thế! Tuy nhiên, đến một thời điểm nọ, bạn cảm nhận được nhiệt nóng phát ra quá mức từ phía sau tủ lạnh, và thậm chí là xung quanh chiếc tủ lạnh của bạn. Dàn nóng của tủ lạnh được thiết kế hai bên hông tủ, khi tủ lạnh hoạt động chất làm lạnh lưu thông trong đường ống dẫn ở hai bên hông tủ tỏa nhiệt ra bên ngoài. Điều này làm hai bên hông tủ nóng lên, dễ dẫn đến cháy nổ.
Cách khắc phục:
– Di dời những vật dụng ra xa tủ để tủ được thông thoáng
– Khi lắp đặt tủ lạnh, nên chọn vị trí tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
– Không đặt tủ lạnh quá gần bếp, thiết bị tỏa nhiệt khác.
– Hai bên hông và phía sau tủ lạnh phải có đủ khoảng trống để hơi nóng lưu thông và thoát ra ngoài, không để tủ lạnh sát vách tường, cũng như không kê bất cứ vật dụng gì sát hai bên tủ lạnh.
3. Đóng tuyết hoặc nước bị rò rỉ
Chức năng của tủ lạnh là cung cấp nhiệt độ thích hợp để bảo quản thực phẩm. Do đó sẽ không bao giờ có hiện tượng nước bị rò rỉ hay bị đóng tuyết quá mức một cách bình thường (có một số trường hợp đóng tuyết ngay cả bên ngoài cửa tủ lạnh). Khi dàn lạnh bị bám tuyết nhiều sẽ cản trở sự trao đổi nhiệt giữa dàn lạnh và không khí qua dàn lạnh làm cho tủ bị kém lạnh, chập điện, dễ gây cháy nổ.
Cách khắc phục:
– Ngắt tủ ra khỏi nguồn điện
– Nếu các thiết bị điện này không hỏng, cần kiểm tra thermostat
– Kiểm tra các thiết bị điện rơle âm, rơle dương, timer, điện trở nếu thấy hỏng thiết bị nào thì thay thế thiết bị đó
4. Thức ăn, thực phẩm bị hỏng nhanh
Các loại thực phẩm, kể cả thức ăn đã chế biến, khi chúng được bảo quản trong tủ lạnh trở nên mau hỏng hơn. Đa phần, ít ai để ý đến phần thực phẩm bị ôi thiu, bị hỏng trong tủ lạnh là do nhiệt độ tủ lạnh. Nếu bạn nhận thấy thức ăn hỏng nhanh hơn bình thường, hoặc phải mất một khoảng thời gian lâu hơn để làm mát một lon bia hay một chai nước, có lẽ tủ lạnh đang gặp vấn đề.
Cách xử lý:
– Bỏ bớt thực phẩm ra khỏi tủ lạnh
– Lau rửa sạch sẽ, để tủ khô thoáng rồi mới sử dụng lại.
5. Xuất hiện vết nứt, sơn bong tróc
Những vết rạn nứt trên thành tủ và những vết sơn trên thành bị bong tróc, chính là dấu hiệu của một chiếc tủ lạnh đã được sử dụng rất lâu và không được bảo dưỡng đúng cách.
Khi lớp sơn bị bong, phần kim loại của cấu trúc tủ lạnh sẽ dễ dàng bị lộ ra. Điều này hết sức nguy hiểm đối với người sử dụng, vì có thể bị điện giật bất kì khi nào.
Bạn hãy thử để ý những chỗ rạn nứt và lớp sơn bong tróc, khi vô tình quơ tay gần đó, có lúc bạn sẽ cảm giác tê tê. Đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị điện giật ở mức độ nhẹ, vì dòng điện đang bị rò rỉ bên ngoài khi không có lớp sơn cách điện.
6. Tốc độ làm lạnh thực phẩm chậm
Nhiệt độ trong tủ lạnh bạn có thể điều chỉnh tùy thích để bảo quản thực phẩm một cách tốt nhất. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy thức ăn cũng như một số thực phẩm khác không được mát lạnh như hồi mới sử dụng tủ lạnh, thì cần nên xem lại hệ thống gas tủ lạnh có vấn đề hay không?
7. Ngửi thấy mùi gas nơi đặt tủ lạnh
Tủ lạnh xì gas hoặc thiệu gas là một trong những nguyên nhân khiến cho tủ lạnh không làm lạnh. Nếu như chúng ta không sớm khắc phục và bơm gas cho tủ lạnh có thể sẽ gây ra hiện tượng cháy nổ tủ lạnh. Bên cạnh đó khi tủ lạnh không đủ lạnh có thể khiến cho thức ăn dự trữ trong tủ lạnh bị hư hỏng và tạo ra những mùi hôi khó chịu bên trong tủ lạnh.
Cách xử lý:
– Với những lỗ rò rỉ gas được tìm thấy trên đường ống và dàn nóng thì sử dụng phương pháp hàn là đơn giản và phổ biến nhất
– Lỗ thủng trên dàn lạnh, đoạn ống nhôm có thể sửa bằng cách hàn nhôm hoặc dùng keo epuxi dán kín lỗ thủng
– Nên liên hệ dịch vụ chuyên sửa tủ lạnh uy tín để được bảo đảm an toàn
– Khi ngửi thấy mùi gas trong nhà (phát hiện có rò gas), tuyệt đối không động đến bất kỳ thiết bị nào có thể phát sinh tia lửa điện, không bật tắt công tắt đèn, quạt, đóng cắt mạch điện, kể cả điện thoại di động.
– Lập tức khóa van bình.
– Sử dụng các phương tiện thông gió thủ công, ví dụ quạt nan hoặc mảnh bìa cactong để quạt tản khí đi. Nếu quạt máy đang chạy thì vẫn để nguyên.
– Mở hết các cửa ở phía trên bếp (không phải là các cửa ngang bếp) để tạo đối lưu lên trên, khi nào gần hết mùi mới được mở hết các cửa nhà.
8. Không vào điện hoặc vào chập chờn
Bạn hãy kiểm tra rắc cắm tủ lạnh nhé, nếu để tình trạng tủ lạnh không vào điện hoặc vào chập chờn thì rất dễ xảy ra tình trạng hỏng hóc, hãy kiểm tra ngay để có cách khắc phục kịp thời, tránh gây chập cháy.
Các chuyên gia trong ngành điện tử điện lạnh cũng khuyến cáo tủ lạnh nếu không dùng đúng cách rất dễ biến thành ‘bom’. Do đó, không nên sử dụng loại tủ lạnh quá cũ. Còn nếu đang sử dụng tủ lạnh cũ thì không nên đụng chạm vào các thiết bị bên trong, hay tự ý mang đi nạp gas mới, mà chỉ lau rửa tủ và mời thợ về vệ sinh giàn ngưng nếu có bụi bám nhiều.
Đặc biệt, tuân thủ nguyên tắc kê tủ lạnh ở nơi thoáng mát, tránh xa các nguồn nhiệt, thiết bị điện và ánh sáng chiếu trực tiếp, cách xa tường tối thiểu 15 cm. Đưa tủ lạnh đến cơ sở sửa chữa có uy tín khi có các hiện tượng: Đá không đông, hoặc đá đóng tràn lan ra ngoài khay đá, hoặc thấy tủ không có hơi lạnh nữa,…
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet