Nội dung
mẹ luôn tò mò muốn biết bé phát triển như thế nào qua từng ngày mang thai , dưới đây là 8 cột mốc đáng ghi nhớ về sự phát triển của bé yêu khi còn trong bụng mẹ.

 

1. Tuần thứ 8

Trong tuần thứ tám của thai kỳ, đôi mắt và đôi tai nhỏ bé của thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển. Trong thời điểm này, bé có chiều dài từ đầu đến mông là 2 cm và gương mặt đang dần phát triển một cách toàn diện.

2. Tuần thứ 12

Vào tuần thứ 12, bé có chiều dài từ đầu đến mông là 5 cm. cơ thể của bé lúc này đã được phát triển đầy đủ bao gồm cả ngón tay, móng tay, ngón chân và tai. Đồng thời, lúc này bộ phận sinh dục của bé cũng đã hình thành rõ mặc dù bộ phận này đã xuất hiện từ tuần thứ 9 nhưng đến tuần thứ 12 của thai kỳ mới phân biệt được là bé trai hay gái. Đây là một trong những điều thú vị về sự phát triển của bé yêu trong bụng mẹ.

3. Tuần thứ 20

Vào thời điểm này, chiều dài của bé đã bằng 1/2 so với lúc sinh. Bé có chiều dài từ đầu đến mông là 18cm và bắt đầu di chuyển trong tử cung. Lúc này, chân mày của bé cũng hình thành và móng tay đã dài hơn.

4. Tuần thứ 24

Thai nhi 24 tuần có thể nghe được các âm thanh từ bên ngoài bụng mẹ và phản ứng với các tiếng động. Khuôn mặt và các bộ phận khác trong cơ thể đã phát triển hoàn thiện, làn da của bé lúc này tuy còn mỏng manh, có nhiều nếp nhăn nhưng được bảo vệ bởi lớp lông mịn.

 

8 cột mốc phát triển đáng kinh ngạc của thai nhi

 

Ảnh: internet.

5. Tuần thứ 27

Vào các tuần trước, bé chưa thực sự hít thở khí ô-xy vì phổi chưa được hoàn thiện. Tuy nhiên, trong khoảng tuần 27 của thai kỳ, thai nhi đã có thể hít thở khí ô-xy nhờ phổi của bé đã hoàn toàn phát triển.

6. Tuần thứ 28

Khoảng sau tuần 28 thai kỳ, các giác quan của thai nhi đã phát triển một cách mạnh mẽ, bé đã có thể ngửi được các mùi hương tương tự như những gì người mẹ cảm nhận.

7. Tuần thứ 32

Chiều dài của bé từ đầu đến mông trong khoảng thời gian này là 35-38 cm và 44-55cm từ đầu đến chân. Vào khoảng tuần 32 của thai kỳ, bé yêu gần như đã có thể mở mắt trong bụng mẹ. Vị trí của bé cũng sẽ thay đổi đầu hướng về cửa âm đạo để thuận lợi cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên, trong thời gian tới, bé cũng có thể liên tục thay đổi vị trí, đồng thời, lúc này mẹ có thể cảm thấy những khoảnh khắc máy đạp mạnh mẽ của bé.

8. Tuần thứ 40

Bé đã phát triển hoàn thiện và sẵn sàng chào đời. Lúc này, đỉnh đầu của bé đã nằm gọn ở cổ tử cung của mẹ để chuẩn bị chui ra. Bé của bạn sẽ có cân nặng từ 2,5kg -3kg thậm chí có một số bé có trọng lượng 5kg khi ra đời. Mẹ hãy chuẩn bị tinh thần để gặp con yêu nhé!

 

 


Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Đàn ông lông ít tính hiền?

Đừng tưởng chỉ có chị em phụ nữ mới quan tâm đến chuyện lông tóc, thật ra đối với phái mạnh, chuyện thiếu hay thừa lông cũng khiến không ít quý ông đau đầu, thắc mắc.   1. Lông ít thì...

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm