Hiện nay, lò vi sóng ngày càng trở nên quen thuộc trong các gia đình. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nhờ làm chín thực phẩm trong thời gian rất ngắn nên thức ăn được nấu bằng lò vi sóng thực chất giữ được nhiều vitamin hơn các cách nấu truyền thống. Các món ăn được đun trong lò vi sóng tiết kiệm gần 75-98% vitamin C, trong khi đó, phương pháp nấu ăn truyền thống bảo quản vitamin không vượt quá 38-60%.
Tuy nhiên nếu sử dụng lò vi sóng không đúng cách sẽ gây ra nhiều nguy hiểm. Vì thế để tránh gặp những tai nạn không đáng có với lò vi sóng, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình, người dùng nên tránh gặp phải những lỗi cơ bản này nhé.
1. Hâm nóng quả trứng khi chưa bóc vỏ
Hâm nóng trứng luộc vẫn còn nguyên vỏ bằng lò vi sóng có thể dẫn tới cháy nổ. Các mảnh vỏ trứng sẽ bám dính vào bên trong khiến bạn vất vả khi lau chùi. Vì thế, hãy bóc vỏ trứng luộc rồi mới cho vào lò vi sóng.
2. Dùng hộp nhựa nấu ăn trong lò vi sóng
Đa số mọi người khi sử dụng lò vi sóng đều thường không hay chú ý tới vấn đề an toàn và vệ sinh thực phẩm khi dùng hộp đựng thực phẩm, không chú ý xem chúng có an toàn với lò vi sóng không. Thường thì thủy tinh, sành sứ cao cấp sẽ là phương án tối ưu khi bạn muốn hâm nóng hoặc làm chín thức ăn. Bởi những chất liệu này chịu được nhiệt độ cao mà không gây hại và làm mất mùi vị của thực phẩm.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn để thực phẩm vào trong các hộp nhựa. Theo các nhà nghiên cứu, khi gặp nhiệt độ cao, các chất hóa học độc hại trong nhựa sẽ ngấm vào đồ ăn gây ảnh hưởng xấu đến các chức năng hoạt động của cơ thể. Các hóa chất này có thể gây ra nguy hại khó lường cho sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, vô sinh, bệnh tim…
Vì thế, mọi người cần lưu ý khi cho đồ vào hâm nóng. Nên nhớ chỉ sản phẩm nào có mác “microwave-safe” hoặc “microwavable” (sử dụng được trong lò vi sóng) mới được dùng.
Theo các nhà nghiên cứu, khi gặp nhiệt độ cao, các chất hóa học độc hại trong nhựa sẽ ngấm vào đồ ăn gây ảnh hưởng xấu đến các chức năng hoạt động của cơ thể (Ảnh minh họa)
3. Không nắm rõ công suất của lò vi sóng
Đây cũng là một trong những sai lầm mà nhiều người khi sử dụng lò vi sóng. Không phải lò vi sóng nào cũng có công suất giống nhau, vì thế việc hiểu rõ công suất thiết bị mình đang sở hữu sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình sử dụng.
Việc không biết rõ công suất của lò vi sóng cũng ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn. Nếu món ăn không được nấu chín ở nhiệt độ thích hợp, nó sẽ giảm độ ngon. Vì thế, khi sử dụng thiết bị, hãy đọc rõ các thông tin về nó.
4. Hâm nóng thức ăn khi còn màng bọc thực phẩm
Cũng giống như các hộp nhựa, khi để thức ăn chưa gỡ màng bọc thực phẩm vào lò vi sóng sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe. Bởi màng bọc có chứa các chất hóa học như Phthalates và DEHA. Khi gặp nhiệt độ cao, những chất này tan chảy và biến thành chất gây ung thư.
5. Không thường xuyên vệ sinh lò vi sóng
Sau mỗi lần sử dụng lò vi sóng, thực phẩm văng tung tóe trong lò khiến chúng hôi hám, dính đầy dầu mỡ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Vì thế nếu không lên kế hoạch vệ sinh định kỳ, vi khuẩn có hại từ thực phẩm sống làm hỏng món ăn khác.
Thường xuyên vệ sinh lò vi sóng không những giúp cho thiết bị được sạch sẽ, hoạt động hiệu quả hơn mà còn giúp kéo dài tuổi thọ lò vi sóng, tiết kiệm điện. Muốn khử bỏ mọi mùi khó chịu bên trong lò vi sóng, mọi người có thể sử dụng đến giấm hoặc chanh.
Thường xuyên vệ sinh lò vi sóng không những giúp cho thiết bị được sạch sẽ, hoạt động hiệu quả hơn mà còn giúp kéo dài tuổi thọ lò vi sóng, tiết kiệm điện (Ảnh minh họa)
6. Rã đông thực phẩm còn nguyên gói
Đây cũng là sai lầm cơ bản khi sử dụng lò vi sóng khiến sức khỏe của gia đình bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo nhiều nghiên cứu, rã đông thực phẩm còn nguyên gói bằng lò vi sóng khiến hóa chất có trong bao bì ngấm vào thực phẩm, từ đó dẫn đến nhiều bệnh tật nguy hiểm.
7. Sử dụng lò vi sóng để sấy khô tất hoặc găng tay
Sấy khô một đôi tất ẩm ướt hoặc găng tay trong lò vi sóng không phải là một ý tưởng hay như nhiều người vẫn nghĩ vì nó có thể gây ra cháy nổ.
Mẹo giúp bạn tránh tai nạn khi sử dụng lò vi sóng
- Luôn mang găng tay khi mở lò và lấy thức ăn ra
- Không đề đồ đạc lên nóc lò nhằm tránh bít kín các lỗ thoát khí khi lò đang hoạt động
- Không nên để thức ăn thừa quá lâu trong lò vi sóng gây nhiễm khuẩn
- Không cho những thực phẩm nhiều đường, mỡ vào lò vì nó dễ gây bắn, cháy, nổ
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet