Trong khi Adidas bận rộn với việc mời các nhà thiết kế, người nổi tiếng về làm việc chung để phô trương thanh thế, Nike lại chọn cách tập trung vào việc khiến sản phẩm của mình xuất hiện nhiều hơn trên người các vận động viên như một cách khẳng định chất lượng. Mark Parker, CEO của Nike, bên cạnh đó cũng được khen ngợi về khả năng tạo xu hướng. |
"Mark Parker ít khi hợp tác với nhà thiết kế nào nổi tiếng. Nhưng một khi đã bắt tay, ông ấy sẽ chọn những tên tuổi đình đám", trang Style nhận xét. Một trong những minh chứng điển hình nhất là dòng Airforce 1 do Nike hợp tác với nhà thiết kế Riccardo Tisci dành cho cả nam lẫn nữ. |
Nhắc đến Rick Owens, giới yêu thời trang là phái mạnh đều nhớ đến những thiết kế mang dấu ấn của riêng ông như áo tunic (dáng dài), quần short thụng, giày bánh mỳ. Người ta từng viết về ông rằng: "Rick Owen là minh chứng cho việc nhà thiết kế có thể tự mình tạo ra một phân khúc thị trường lớn và hấp dẫn dành cho những người không đi theo xu hướng truyền thống (ám chỉ suit và cà vạt) mà không cần gia nhập vào bất cứ nhà mốt lớn nào". |
Rick Owens tạo nên dấu ấn nhờ những bộ trang phục bụi bặm và khỏe khoắn. |
Craig Green nổi lên sau khi giới thiệu bộ sưu tập mới tại tuần thời trang London Collection: Men Xuân Hè 2015 tháng 6/2014. Craig Green là học trò của Louis Wilson, cô giáo của nhiều nhà thiết kế nổi tiếng như Alexander McQueen, Jonathan Saunders hay Christopher Kane. |
Những câu hỏi mà Craig Green đặt ra trong bộ sưu tập Xuân Hè 2015 là: Quần áo chúng ta mặc để làm gì? Mối quan hệ giữa trang phục và con người là gì, chúng bảo vệ chúng ta khỏi điều gì? Liệu con người có thực sự đang mặc quần áo không hay quần áo đang mặc chúng ta? |
Thành Trương
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet