Làm thế nào khi một người rất quan trọng đang dần dần trở nên không thành thật và lừa dối bạn?
Trước hết, nói dối là một lối ứng xử rất bình thường trong cuộc sống này. Con người luôn nói dối, đa phần là những chuyện nhỏ nhặt. Tuy nhiên, nếu bạn đang lo lắng liệu có ai đó đang nói dối một cách quá đáng về những chuyện to tát hơn, đại loại như trong tình yêu, thì bạn nên cân nhắc có nên "bắt quả tang" họ hay không.
May mắn (hoặc không) thay, khoa học không thể mách cho bạn biết người yêu của bạn đang ngủ với ai, nhưng ít ra nó giúp bạn phát hiện ra ai đó – đặc biệt là người ấy – đang lừa dối bạn.
Sau đây là 7 "mẹo" luôn hiệu quả khi muốn "bắt quả tang" ai đó đang lừa dối mình.
1. Hỏi bạn bè xung quanh
Đừng coi thường. Những người xa lạ có khả năng rất phi thường trong việc phát hiện có trục trặc gì đó trong mối quan hệ của người khác.
Một nhóm các nhà tâm lý học đã thử nghiệm ý tưởng này bằng cách cho những cặp đôi cùng nhau vẽ một vật thể, với một người bị bịt mắt và người còn lại được hướng dẫn cách vẽ. Toàn bộ quá trình này được quay lại. Trước khi họ bắt đầu, các nhà khoa học đã hỏi riêng từng người một số câu hỏi về mối quan hệ của họ bao gồm việc họ có bao giờ lừa dối nhau hay chưa.
Sau đó, sẽ có một nhóm những người lạ xem lại đoạn video và đoán xem cặp đôi nào có người từng lừa dối nhau. Kết quả chính xác một cách bất ngờ.
Như vậy, bạn bè chung của cặp đôi chính là những người quan sát và có cái nhìn, dự cảm chính xác nhất về mối quan hệ. Họ có thể nhận biết được liệu mối quan hệ này có tồn tại sự đối trá hay không.
2. Họ đánh trống lảng qua chuyện khác
Những kẻ nói dối thường hay đánh trống lảng qua chuyện khác, để tránh cho bạn có thời gian suy nghĩ về sự việc, và sẽ phát hiện ra sự dối trá của đối phương. Nên bất cứ khi nào họ đánh trống lảng, bạn đừng bị "cuốn" theo họ, mà hãy theo đuổi "mục tiêu" đến cùng.
3. Chú ý cách dùng từ của họ
Trong một nghiên cứu gần đây, nhà tâm lý học James W. Pennebaker đã cùng công sự của mình xem xét các dữ liệu thu thập từ biểu đồ phân tích ngôn ngữ. Họ phát hiện ra rằng cách dùng từ đặc biệt có thể giúp chúng ta dự đoán được ai đó đang lảng tránh sự thật.
Những người nói dối có khuynh hướng ít sử dụng ba loại từ sau đây:
- Từ chỉ cá nhân như “Tôi”, “của Tôi”.
- Từ chỉ sự nhận thức như “Nhận ra” hoặc “Nghĩ”.
- Từ chỉ sự loại trừ như “Nhưng” hoặc “Ngoại trừ”.
Thay vào đó, họ lại sử dụng nhiều những từ như:
- Những từ chỉ cảm xúc tiêu cực như “ghét”, “giận” hoặc “kẻ thù” (Anh ghét vì em không tin tưởng).
- Những động từ chuyển động ( Anh đi cho khuất mắt em).
3. Chú ý giọng nói của họ
Một nhóm các tình nguyện viên được cho nghe một cặp qua giọng nói và đánh giá xem sự thu hút của người nói. Sau đó, họ xét xem khả năng lừa dối của mỗi người trong một mối quan hệ lãng mạn.
Kết quả, đàn ông có giọng nói trầm, thấp hẳn thì rất nhiều khả năng họ đang nói dối. Mức độ testosterone (kích thích tố sinh dục nam) có liên hệ mật thiết với tỷ lệ lừa dối. Riêng ở nữ, vẫn chưa có kết luận chính xác, nhưng nhiều người cho rằng, trong cuộc tranh luận mà phái nữ hay lên cao giọng thì rất có thể họ đang nói dối.
4. Tần suất sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội
Người ấy của bạn dành nhiều thời gian chat chit hơn là nói chuyện với bạn? Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên online trên mạng xã hội thường hay có những mối quan hệ liên quan đến mạng xã hội, rồi sau đó có khả năng “không thành thật, chia tay và ly hôn”
Hầu hết những người sử dụng mạng xã hội họ thường online khoảng một giờ/ngày, năm ngày/tuần. Với những người online với tần suất nhiều hơn, họ có khuynh hướng hay gây gổ với người yêu của mình, hoặc lừa dối nhau. Càng nhiều thời gian tiêu tốn cho mạng xã hội thì mối quan hệ của họ càng tệ.
Dĩ nhiên không phải tất cả những hoạt động post, like hay chat chit đều dẫn đến việc người ta lừa dối nhau, nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng chắc chắn có sự liên hệ giữa hai điều đó.
5. Quan sát những thay đổi bất thường trong hành vi
Là người yêu, chắc chắn bạn sẽ hiểu được những thói quen, hành động, món ăn ưa thích của họ, cách họ phản ứng với sự vật sự việc. Nên ngay khi có sự thay đổi đột ngột trong ngôn ngữ cơ thể, từ nét mặt đến cách nói chuyện, thì đều có thể là một lời cảnh báo cho hành vi “hai mang”, bởi vì cơ thể bạn sẽ không thể che giấu được khi nào bạn lo lắng, căng thẳng hay khi bạn đang nói dối đâu
.
6. Im lặng, công kích đối phương hoặc lặp lại câu hỏi
Một dấu hiệu của việc đang nói dối đó là bỗng dưng mất khả năng nói. Điều này xảy ra bởi vì hệ thống thần kinh tự động của chúng ta thường phản ứng với căng thẳng do khô miệng.
Một dấu hiệu khác đó là người nói dối sẽ chuyển hướng sang tấn công cá nhân thay vì trả lời câu hỏi được hỏi, kiểu như "Em không tin anh sao?", "Em nói em yêu anh mà em không tin tưởng, vậy hóa ra tình yêu của em là gì?"
Và trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2011, giáo sư tâm lý học tại UCLA, R. Geiselman Edward phát hiện ra rằng những người nói dối có xu hướng lặp lại câu hỏi trước khi trả lời, "Có lẽ để có thêm thời gian pha chế ra một câu trả lời," ông nói trong một thông cáo báo chí.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet