Cây cảnh, hoa lá thường giúp lọc chất độc trong không khí, đem lại nguồn oxy dồi dào cho cuộc sống của con người. Bên cạnh đó, chúng con mang tính thẩm mỹ cao.
Tuy nhiên, một số loại cây cảnh ngay bản thân nó chứa những chất kịch độc gây hại cho con người, thậm chí có thể gây tử vong. Nguyên nhân là bởi vì chúng cũng phải tự sản sinh ra những chất độc nhằm chống lại kẻ thù, những đối tượng xâm hại đến chúng.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khi con người tiếp xúc với những loại cây cảnh này ở mức độ nhẹ như nếm thử hoặc thậm chí là chạm tay vào cũng có thể gây tổn thương cho cơ thể.
Vì thế, hãy chú ý tới những loại cây độc hại này, đặt ở xa tầm với nhất là đối với trẻ em hoặc vĩnh viễn đừng bao giờ trồng để không xảy ra những điều đáng tiếc.
Hoa loa kèn
Hoa loa kèn là thực vật có nguồn gốc vùng nhiệt đới của Nam Mỹ. Loại hoa này có cánh hoa mịn hình dáng rủ xuống, treo lơ lửng trên cây. Hoa có nhiều loại màu sắc, bao gồm trắng, vàng, cam và hồng. Tất cả các bộ phận của cây hoa đều chứa độc tố, chẳng hạn như tropane alkaloid scopolamine và atropin.
Loài hoa này thường được sử dụng để làm ra loại thuốc gây ảo giác. Chất độc gây chết người phụ thuộc vào mức độ sử dụng, vì thế, nhiều người đã tử vong vì sử dụng quá liều.
Cây độc cần nước
Cây độc cần nước là một nhóm thực vật có độ độc cao nguồn gốc ở khu vực ôn đới của Bắc Mỹ.
Loài thực vật này có hoa màu trắng hoặc màu xanh lá cây nhỏ, sắp xếp thành chùm theo một cái ô. Chất độc có trong loài hoa này có tên là cicutoxin, gây co giật cho người trúng độc.
Chất độc được tìm thấy trong tất cả các bộ phận của hoa nhưng tập trung nhiều nhất ở rễ cây. Ngoài co giật, một số biểu hiện khác khi trúng độc là buồn nôn, nôn, đau bụng, run người và mất kiểm soát cơ thể.
Nếu sơ cứu người bị độc không kịp thời có thể dẫn đến tử vong chỉ vài giờ sau khi ăn phải.
Wolfsbane
Wolfsbane có chứa một số lượng rất lớn chất độc gọi là alkaloid pseudaconitine, vốn được sử dụng bởi những người Ainu ở Nhật Bản để săn bắn.
Trong trường hợp nuốt phải, triệu chứng trúng độc có thể là thấy nóng bỏng rát ở tay chân và bụng. Trong trường hợp dùng liều lượng lớn, khoảng 20ml, có thể xảy ra tử vong trong vòng 2-6 giờ.
Snakeroot trắng
Snakeroot trắng còn được gọi là White Sanicle hoặc Boneset Tall, là loài hoa nổi tiếng với tác dụng chữa lành vết thương khi bị rắn độc cắn. Tuy nhiên, đây cũng là loài hoa chứa chất kịch độc cao có nguồn gốc Bắc Mỹ.
Như tên gọi, loài hoa này có màu trắng và sau khi nở, hạt mịn nhỏ của nó có thể bị gió thổi. Thành phần chất kịch độc trong loại hoa này là tremetol, chất kịch độc được biết tới là gây chết người cả trực tiếp và gián tiếp.
Thông thường, các loại gia súc khi ăn phải loại hoa này, độc tố được hấp thụ vào sữa và thịt. Sau đó con người sử dụng các sản phẩm đó, độc tố xâm nhập vào cơ thể gây tử vong cao. Minh chứng đó là có hàng ngàn người ở Mỹ đã tử vong vì trường hợp sử dụng thực phẩm từ gia súc ăn snakeroot trắng trong những năm đầu thế kỷ 19.
Cây thầu dầu
Một chất độc gọi là ricin được tìm thấy trong toàn bộ cây thầu dầu nhưng tập trung nhiều ở hạt. Một hạt đủ để giết chết người trong 2 ngày, hoặc gây ra cái chết từ từ, đau đớn và không thể chịu đựng được.
Các triệu chứng đầu tiên trong một vài giờ bao gồm cảm giác nóng rát ở cổ họng và miệng, đau bụng, tiêu chảy ra máu và ói mửa. Cây thầu dầu hiện được thế giới công nhận là loại cây có chất kịch độc cao.
Hoa trúc đào
Hoa trúc đào nằm trong danh sách những loài hoa nguy hiểm nhất thế giới nhưng lại được sử dụng rộng rãi như một loại hoa trang trí trong công viên, trường học, đặc biệt là khu vực phía nam và phía tây của Mỹ.
Lá, hoa và quả của loại hoa này đều có chứa chất kịch độc glicozit gây hại cho tim mạch.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet