Nội dung

Cao nguyên đá Đồng Văn

5 vùng đất khắc nghiệt nhất việt nam

Ảnh: Reds.vn.

Cao nguyên đá Đồng Văn ở hà giang có địa hình toàn những ngọn núi khô cằn, lởm chởm đá, gây khó khăn và ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân. Đồng bào dân tộc ở đây phải gùi đất lên, lèn vào các hốc đá để có thể trồng được cây lương thực trên các sườn núi.

Dãy núi hoàng liên sơn

5 vùng đất khắc nghiệt nhất việt nam

Ảnh: Reds.vn.

Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu, kéo dài đến phía tây tỉnh Yên Bái, là nơi có đỉnh Phansipang cao 3.142 m, được coi là nóc nhà của Đông Dương. Khu vực này có rất ít cư dân sinh sống bởi địa hình hiểm trở và khí hậu lạnh giá vào mùa đông.

Mẫu Sơn

5 vùng đất khắc nghiệt nhất việt nam

Ảnh: Reds.vn.

Mẫu Sơn là vùng núi cao khoảng 800 - 1.000 m, nằm ở phía đông bắc tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận 2 huyện Cao Lộc và Lộc Bình, cách thành phố Lạng Sơn 30 km về phía đông, giáp với biên giới Việt - Trung. Nơi đây được coi là khu vực lạnh nhất ở Việt Nam, vào mùa đông nhiệt độ tại nhiều nơi ở Mẫu Sơn luôn ở mức âm và thường xuyên có băng giá, tuyết rơi.

Quảng Trị

5 vùng đất khắc nghiệt nhất việt nam

Ảnh: Reds.vn.

Là vùng đất khốc liệt nhất trong chiến tranh Việt Nam, tỉnh quảng trị là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất và có tỷ lệ diện tích đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ sau chiến tranh cao nhất cả nước, chiếm tới 83,3% diện tích đất tự nhiên. Từ năm 1975 đến nay, Quảng Trị đã có hơn 2.600 người chết và 7.000 nạn nhân bị tai nạn do bòm mìn, trong đó 31% nạn nhân là trẻ em. Sẽ phải mất rất nhiều thập niên để có thế trả lại sự bình yên cho mảnh đất miền Trung nắng gió này.

Quần đảo Trường Sa

5 vùng đất khắc nghiệt nhất việt nam

Ảnh: Reds.vn.

Quần đảo trường sa thuộc tỉnh Khánh Hòa có khoảng 7 đảo và 14 bãi cạn, trên các đảo không có đất trồng trọt và rất ít nước ngọt, và thường phải hứng chịu những cơn bão lớn từ biển khơi. Ngoài sự tiếp tế từ đất liền, quân và dân đã thực hiện nhiều biện pháp tăng gia sản xuất, đánh bắt cá, nuôi gia súc, trồng rau thủy canh và áp dụng các công nghệ mới như dùng pin mặt trời, lọc nước biển… để bảo đảm điều kiện sinh sống và bảo vệ biển đảo.

Theo chudu

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Tà Chì Nhù - Đại dương trên mây

Giấc mơ về Tà Chì Nhù bắt đầu "ám ảnh" khi chúng tôi ngắm nhìn những bức hình về nơi được mệnh danh là “đại dương trên mây” này. Tà Chì Nhù, còn gọi là Phu Song Sung theo cách gọi của người...

Xem thêm  

Thành viên mới cần lưu ý khi phượt.

Đối với mình phượt là những chuyến đi thú vị trải nghiệm thực tế để giải thoát tinh thần chứ không phải phượt để hành xác. Các bạn phải biết tôn trọng bản thân và sức khỏe của mình đi...

Xem thêm  

Phượt Đất Mũi - Cà Mau

Là người Cà Mau, sinh ra và lớn lên nơi tận cùng tổ quốc vậy mà chưa một lần mình đặc chân tới đất mũi vì vậy sáng hôm đó mình nói với bà xả "2 đứa mình đi Đất Mũi" "Thiệt hả anh, khi nào...

Xem thêm  

8 lưu ý cho chuyến đi gia đình.

Trên nước ảnh cũ, hình ảnh xe đẩy bán hàng rong, gánh quà vặt, sạp ăn ven đường giúp bạn khám phá nhiều điều thú vị về ẩm thực vỉa hè Sài Gòn của thế kỷ trước. ​​Qua khung ảnh xưa, hình...

Xem thêm  

Tinh hoa chạm bạc Thái Bình

Nếu Hà Nội có làng kim hoàn Định Công thì khi nhắc đến Thái Bình, người ta không thể không nhắc đến làng nghề chạm bạc Đồng Xâm nổi tiếng.

Xem thêm  

Đi phượt Phú Quốc bạn cần biết?

Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam nằm ở phía nam của tổ quốc. Là một huyện đảo thuộc tỉnh Kiên Giang, có nhiều đảo lớn nhỏ nằm rải rác xung quanh đảo chính Phú Quốc. Du lịch Phú Quốc...

Xem thêm