Điều quan trọng là bạn phải chấp nhận "khuyết điểm" này ở bản thân và mạnh dạn tìm biện pháp cải thiện. Phương pháp đầu tiên được đề cập ở đây là cạo vôi răng.
1. Cạo vôi răng
Cao răng là một trong những tác nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng hôi miệng nhưng ít người nhận ra điều này. Có người từ nhỏ tới già cũng chưa từng đi cạo vôi răng, khiến răng tích tụ những mảng bám đen gần nướu.
Thực tế là các phương pháp tự nhiên không thể loại bỏ sạch các mảng bám trên toàn bộ thân răng và dưới nướu mà phải sử dụng đến các máy móc thiết bị y tế chuyên dụng. Do đó nếu muốn chữa hôi miệng hiệu quả nhất thì bạn nên đến các trung tâm nha khoa để tiến hành loại bỏ nguyên nhân trực tiếp này.
Việc lấy cao răng tuy không phải là thao tác khó trong nha khoa nhưng cần thực hiện đúng kỹ thuật, đặc biệt là không chỉ loại bỏ cao răng bám trên thân răng, xung quanh cổ răng mà phần cao răng dưới nướu cũng nên được làm sạch. Tốt nhất, bạn nên thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để làm sạch cao răng cũng như giúp phát hiện kịp thời các vấn đề răng miệng khác.
Bên cạnh việc cạo vôi răng, cũng có những phương pháp tự nhiên mà bạn có thể áp dụng hàng ngày để hơi thở luôn thơm tho.
2. Bạc hà
Không phải ngẫu nhiên mà bạc hà lại được sử dụng nhiều trong công nghệ chế tạo kem đánh răng. Trong bạc hà có chứa menthol, menthone, menthyl acetate là những chất diệt khuẩn. Bên cạnh đó, mùi thơm tự nhiên từ lá bạc hà cũng góp phần tẩy sạch khoang miệng, giúp miệng tránh khỏi mùi hôi do vi khuẩn gây ra.
Bài thuốc: Bạn nghiền nát một nhúm lá bạc hà tươi lấy nước cốt rồi pha với nước theo tỷ lệ 1:3 để làm nước súc miệng. Mỗi ngày bạn dùng để súc miệng từ 2-3 lần. Bạn cũng có thể nhai sống trực tiếp vài lá bạc hà mỗi ngày sau khi đánh răng vào buổi sáng và tối.
3. Chè xanh
Chè xanh có thể thanh lọc cơ thể, thải độc gan tốt, giúp thông cổ họng và tiêu đờm. Mùi thơm của chè xanh còn giúp mùi hôi trong khoang miệng nhanh chóng bị tiêu biến, ức chế các vi khuẩn trong đường miệng, giúp khoang miệng luôn sạch sẽ.
Bài thuốc: Bạn pha chè xanh với hai thìa cà phê lá cỏ linh lăng khô trong ly nước sôi, hãm khoảng 15 phút, để nguội rồi uống. Bạn có thể uống nước nhiều lần trong ngày.
4. Thì là
Thì là được biết đến với công dụng tuyệt vời vì chứa nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid, cũng như các chất có tác dụng diệt khuẩn và chống viêm, giúp điều trị các chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, đặc biệt là răng miệng, cụ thể là hôi miệng.
Bài thuốc: Hạt thì là làm phân hóa hơi trong dạ dày, giúp cân bằng lượng hơi dư thừa, nặng mùi. Bạn nhai 5-7 hạt thì là mỗi ngày sẽ giúp hơi thở thơm tho. Ngoài ra, bạn có thể nhai vài lá thì là mỗi ngày để khoang miệng nhẹ mùi.
5. Hương nhu
Hương nhu hay còn có tên là rau é, thạch giải, cẩn nhu, thanh hương chủng. Từ xa xưa, các nước châu Á đã phát hiện ra tính năng chữa bệnh thần kỳ của hương nhu. Chúng có vị cay nồng, hơi ấm, mùi thơm dịu và rất lành tính. Đối với y học Việt Nam, hương như chữa được rất nhiều bệnh như giải cảm nắng, hạ khí huyết, trừ phiền nhiệt, ho khan. Ngoài ra, hương nhu đặc biệt hữu dụng trong việc điều trị hôi miệng.
Bài thuốc:
Bạn lấy 10g hương nhu sắc với 200ml nước cho cô đặc lại. Lấy nước để ngậm súc miệng thường xuyên vào buổi sáng và tối, liên tục trong nhiều ngày. Khi súc miệng, bạn ngậm nước trong miệng từ 1-2 phút rồi mới nhổ ra.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet