Theo Đông y, quả khế vị chua và ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, làm long đờm và tiết nước bọt. Rễ khế vị chua, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau. Thân và lá vị chua và se, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Hoa vị ngọt, tính bình. Bởi thế từ lâu, khế chua được sử dụng để chữa bệnh và là bài thuốc trị các bệnh sau.
Bài thuốc chữa nhiệt miệng
Bạn giã nát 2 -3 quả khế tươi, sau đó đổ ngập nước và đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần. Nước ép khế vừa có tác dụng trị nhiệt miệng và còn hỗ trợ giảm cân.
Để tăng hiệu quả, bạn phải ngậm nhiều lần trong ngày. Khi chuẩn bị nguyên liệu bạn nên lựa chọn loại khế càng chua càng tốt. Khế chua giúp tan dịch nhiều nhiều hơn và nó có tác dụng thanh nhiệt hiệu quả.
Bài thuốc chữa lở loét, đau nhức
Lấy 1 - 2 quả khế chua chín, vùi trong tro nóng để vừa ấm rồi chườm lên chỗ đau.
Bài thuốc chữa bí tiểu
Khế chua 7 quả, mỗi quả chỉ lấy 1/3 phía gần cuống. Nấu với 600ml nước, sắc còn 300ml, uống lúc còn ấm nóng.
Ngoài ra lấy 1 quả khế và 1 củ tỏi giã nát nhuyễn, đắp vào rốn. Dùng liên tục 3 - 5 ngày.
Bài thuốc chữa cảm cúm, đau nhức
Khế chua 3 quả, nướng chín, vắt lấy nước cốt, hòa với 50ml rượu trắng, uống 1 lần hoặc chia làm 2 lần, không uống vào lúc no quá hay đói quá. Bạn nên uống liền 3 ngày.
Bài thuốc chữa ho khan, ho có đờm
Hoa khế (sao với nước gừng) 8-12g, cam thảo nam 12g, tía tô 8 -10g, kinh giới 8- 10g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Mách bạn:
- Người bị bệnh thận cần tránh ăn khế vì trong khế có hàm lượng axít oxalic. Axít oxalic dễ gây ra sỏi thận nặng hơn.
- Chất axít này còn cản trở sự hấp thu canxi trong cơ thể nên những người còi xương, có vấn đề xương khớp, trẻ dưới năm tuổi nên hạn chế ăn.
- Người đau dạ dày hoặc đang đói cũng không nên ăn khế, đặc biệt khế chua.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet