Nội dung

Là món ăn nổi tiếng và có truyền thống lâu đời ở Hà Thành, nhiều người đi xa hay thậm chí du khách khi tới thủ đô cũng khó lòng quên hương vị thơm ngon của bún chả. Món ăn này có thể dùng vào bất cứ thời điểm nào trong năm và bạn cũng dễ tìm thấy quán bún chả ở khắp đường phố, ngóc ngách Hà Nội. Dù vậy, chỉ một vài hàng trong số này có lịch sử lâu đời và duy trì bí quyết chế biến qua nhiều thế hệ.

1. Bún chả Đắc Kim

4 hàng bún chả lâu đời ở hà nội

Không gian quán hạn hẹp là điểm trừ ở bún chả đắc kim trên phố Hàng Mành. Ảnh: The world tastes good

Nằm ngay đầu phố Hàng Mành, bún chả Đắc Kim lâu nay trở thành địa chỉ quen thuộc của các du khách ngoại quốc khi tới thủ đô thưởng thức ẩm thực Hà Thành. Với diện tích khá nhỏ, vào giờ cao điểm, thực khách phải lên các tầng trên hoặc được kê bàn, ghế ngồi ngay vỉa hè.

Tên gọi Đắc Kim xuất phát từ những người chủ đầu tiên của quán vào năm 1965. Đến nay, người tiếp quản là các thế hệ sau trong gia đình. Điểm đặc nổi bật ở đây là sự cầu kỳ trong khâu chọn nguyên liệu. Trong đó, thịt lợn phải là ba chỉ hoặc nách, sau khi băm nhỏ bằng dao sẽ tẩm ướp gia vị, hành tỏi và nước mắm ngon rồi mới nướng trên than.

Mỗi suất bún chả ở Đắc Kim được chuẩn bị khá đầy đặn, nhiều thịt và dao động 50.000 - 60.000 đồng. Bất chấp những lời phàn nàn về sự thiếu thốn không gian ngồi hay giá cả có phần đắt đỏ, quán vẫn luôn tấp nập khách và trở thành một trong những biểu tượng ẩm thực Hà Thành.

2. Bún chả Duy Diễm

4 hàng bún chả lâu đời ở hà nội

Với 20 năm kinh nghiệm, những miếng chả băm ở Bún chả duy diễm khiến thực khách khó lòng cưỡng lại cơn thèm. Ảnh: Nick M.

Lái xe qua con phố sầm uất Ngọc Khánh, bạn thường bị lôi cuốn bởi mùi quạt chả thơm lừng phả ra từ các quán ăn dọc đường. Ngay đối diện với cổng sau của Triển lãm Giảng Võ là hàng loạt quán bún chả nằm san sát nhau. Tuy vậy, trong số này, chỉ riêng bún chả duy diễm là địa chỉ lâu đời với 20 năm kinh nghiệm, vị ngon hoàn toàn riêng biệt so với những hàng còn lại.

Bất cứ ai là tín đồ của bún chả cũng dễ bị say lòng với quán bởi sự ngọt ngào thấm trong từng miếng thịt. Mỗi suất ở Duy Diễm có giá 40.000 đồng với những miếng chả băm thon dài, dày dặn. Còn thịt miếng lại thơm phức mùi hành, nướng cháy cạnh, độ dày vừa phải.

Không gian quán rộng rãi, chia làm nhiều bàn nhỏ và thậm chí đủ chỗ cho cả nhóm 10 người. Ngoài mặt tiền, Bún chả Duy Diễm còn nguyên một căn phòng trong ngõ để phục vụ khách. Điểm trừ ở quán là rau sống ăn kèm rửa chưa thật sự kỹ nhưng bù lại, chất lượng bún chả rất ngon và thái độ nhân viên phục vụ khá nhiệt tình.

3. Bún chả Sinh Từ

Một địa chỉ nữa hầu như những người hoài cổ nào ở Hà Nội cũng nằm lòng là Bún chả Sinh Từ, phố Nguyễn Khuyến. Chữ “Sinh Từ” được lấy từ tên gốc của con phố này trong thế kỷ trước. Ra đời từ những năm 70, ngày nay, quán vẫn nức tiếng vì độ ngon cũng như giá cả phải chăng, chỉ 35.000 đồng một suất.

Không tiết lộ bí quyết pha chế nước dùng, chủ quán chỉ chia sẻ điều quan trọng tạo nên hương vị riêng ở Bún chả Sinh Từ nằm ở khâu chọn thịt. Ngay từ khi con lợn mới được pha, chủ quán đã phải chọn ngay những miếng ưng ý và tẩm ướp theo bí quyết riêng, khiến thực khách ăn một lần là nhớ mãi.

Ngày nay, thương hiệu Bún chả Sinh Từ cũng gặp không ít khó khăn khi bị nhiều đơn vị khác lấy lại tên này. Khách đến ăn phải khéo chú ý mới nhận ra bởi ngay bên quán cũng có tiệm bún chả khác cùng tên.

4. Bún chả Hương Liên

4 hàng bún chả lâu đời ở hà nội

Nước dùng ở bún chả hương liên có độ ngọt vừa phải, nhẹ nhàng, thiên nhiều vị chua từ giấm. Ảnh: diadiemanuong.com

Với những người sống quanh khu phố Thi Sách – Lê Văn Hưu – Ngô Thì Nhậm, hầu như ai cũng lớn lên cùng hương vị bún chả Hương Liên. Với quá trình tồn tại 20 năm, chả nơi đây nổi tiếng mềm, ngọt ngào và đậm đà, thơm mùi hành. 

Khác với những quán trên, nước chấm ở Bún chả Hương Liên có độ ngọt vừa phải, nghiêng một chút về vị chua từ giấm. Điểm cộng của quán là sự sạch sẽ, thoáng mát, không gian rộng nếu thực khách đi theo nhóm đông người. Mỗi suất bún chả có giá 40.000 đồng, dùng khăn ướt có thể bị tính phí 2.000 đồng một chiếc.

Quán hầu như chỉ bán từ cuối buổi sáng và khá đông khách vào giờ ăn trưa. Chủ quán Bún chả Hương Liên là các thế hệ tiếp theo trong gia đình.

Trần Hằng

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Tà Chì Nhù - Đại dương trên mây

Giấc mơ về Tà Chì Nhù bắt đầu "ám ảnh" khi chúng tôi ngắm nhìn những bức hình về nơi được mệnh danh là “đại dương trên mây” này. Tà Chì Nhù, còn gọi là Phu Song Sung theo cách gọi của người...

Xem thêm  

Thành viên mới cần lưu ý khi phượt.

Đối với mình phượt là những chuyến đi thú vị trải nghiệm thực tế để giải thoát tinh thần chứ không phải phượt để hành xác. Các bạn phải biết tôn trọng bản thân và sức khỏe của mình đi...

Xem thêm  

Phượt Đất Mũi - Cà Mau

Là người Cà Mau, sinh ra và lớn lên nơi tận cùng tổ quốc vậy mà chưa một lần mình đặc chân tới đất mũi vì vậy sáng hôm đó mình nói với bà xả "2 đứa mình đi Đất Mũi" "Thiệt hả anh, khi nào...

Xem thêm  

8 lưu ý cho chuyến đi gia đình.

Trên nước ảnh cũ, hình ảnh xe đẩy bán hàng rong, gánh quà vặt, sạp ăn ven đường giúp bạn khám phá nhiều điều thú vị về ẩm thực vỉa hè Sài Gòn của thế kỷ trước. ​​Qua khung ảnh xưa, hình...

Xem thêm  

Đi phượt Phú Quốc bạn cần biết?

Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam nằm ở phía nam của tổ quốc. Là một huyện đảo thuộc tỉnh Kiên Giang, có nhiều đảo lớn nhỏ nằm rải rác xung quanh đảo chính Phú Quốc. Du lịch Phú Quốc...

Xem thêm