Cần vận động toàn bộ cơ thể trước khi tập luyện |
1. Kích hoạt đồng bộ cơ thể
Đây là điều bạn cần đặc biệt chú ý khi chạy bộ. Đa số chúng ta khi chạy, phần cơ chân được tập luyện tối đa còn những phần cơ của bộ phận khác không có cơ hội rèn luyện. Điều này sẽ dẫn đến hệ vận động không linh hoạt, khi chạy quá lâu, các khớp xương dễ bị bào mòn qua thời gian. Để tránh những bệnh về đau xương khớp, khi chạy bộ bạn cần đảm bảo các hệ cơ, xương được kích hoạt đồng bộ. Chạy bộ là một hoạt động có lợi cho sức khỏe, nhưng chạy bộ mà bạn bị chóng mặt thì việc chạy bộ đó quả thật là một vấn đề đang khiến bạn gặp rắc...
2. Giảm cân
Khi chạy, đầu gối của bạn phải gánh trọng lượng cơ thể khá lớn. Một nghiên từ của các nhà khoa học Anh cho biết, hơn 40% người thừa cân khi tham gia vận động có nguy cơ thay thế khớp gối cao hơn những người bình thường. Nếu bạn là một thanh niên hơi thừa cân thì điều đầu tiên bạn nên nhớ là đừng vận động quá sức, hãy chọn những bài tập vừa phải cho đầu gối hay các khớp xương của mình. Và dĩ nhiên hãy tập toàn diện, như thế sẽ giúp bản thân giảm cân cũng như rèn luyện sức khoẻ hiệu quả.
Những ai thừa cân cần tích cực giảm cân để giảm tác động xấu đến hệ xương khớp |
3. Chú ý các bài tập nâng cao sự dẻo dai
Khi tập luyện, người trẻ có xu hướng tập những động tác nặng hay vận động mạnh mà quên đi những bài tập nâng cao sự dẻo dai và linh hoạt. Những bài tập này sẽ giúp những khớp xương vận động linh hoạt, nâng cao độ dẻo dai cho cơ thể. Hãy chú trọng những bài khởi động, xoắn vặn thân thể hay yoga.
4. Tập yoga đúng cách
Những bài tập tăng độ dẻo dai và linh hoạt cho cơ thể như yoga nếu tập sai tư thế hay cách luyện tập cũng có thể gây ra chấn thương. Những tư thế khó như chim bồ câu hay rắn hổ mang cần nhiều lực ở đầu gối dễ khiến bạn có nguy cơ bị viêm khớp cao. Vì vậy bạn cần có lời khuyên từ những chuyên gia hay các huấn luyện viên để vừa đạt được mục tiêu luyện tập vừa không làm cơ thể bị tổn thương.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet