Nội dung
Thông liên nhi ơ ngươi lơn dê suy tim

Ảnh minh họa

Triệu chứng xuất hiện khi bệnh nặng

TLN là một dạng bệnh tim bẩm sinh làm cho máu chảy giữa hai buồng tim được gọi là nhĩ trái và nhĩ phải. Bình thường nhĩ trái và nhĩ phải tách biệt nhau bởi một vách được gọi là vách liên nhĩ. Nếu vách này bị khiếm khuyết hoặc không có, máu giàu oxy có thể chảy trực tiếp từ bên trái của tim để trộn với máu kém oxy ở bên phải của tim và ngược lại.

Điều này có thể dẫn đến máu động mạch cung cấp cho não, các cơ quan và các mô có nồng độ oxy thấp hơn bình thường. Tuy nhiên, TLT có thể không gây các dấu hiệu hoặc triệu chứng dễ nhận thấy, đặc biệt nếu lỗ thông nhỏ.

TLN chiếm khoảng từ 5 – 10% các trêng hợp tim bẩm sinh. Bệnh chủ yếu gặp ở nữ giới: Tỷ lệ gặp ở nữ so với nam là 2 so với 1. Đại đa số các bệnh nhân TLN không có triệu chứng cơ năng mà chỉ có các triệu chứng lâm sàng rất kín đáo do đó thường bị bỏ sót chẩn đoán cho đến tuổi trưởng thành 30 – 40 tuổi mới có biểu hiện.

Một số rất ít trẻ em có thể biểu hiện với các dấu hiệu chậm lớn, không tăng cân, suy dinh dưỡng, giảm khả năng gắng sức, lồng ngực gồ lên… khi lỗ thông lớn, tăng áp lực động mạch phổi.

Ở người lớn, các triệu chứng có thể xuất hiện là khó thở khi gắng sức, ho, hồi hộp, loạn nhịp tim… khi có suy tim, tăng áp phổi, loạn nhịp tim hay các triệu chứng yếu, liệt… do tai biến mạch máu não. Có bốn dạng TLN thông thường: TLN kiểu lỗ thứ hai, TLN kiểu lỗ thứ nhất, TLN kiểu xoang tĩnh mạch và TLN thể xoang vành.

 Điều trị sớm tránh biến chứng

TLN được phát hiện và điều trị sớm là tốt nhất. Nếu lỗ TLN đóng sớm thì thường trẻ nhỏ sẽ khỏi hẳn. Chỉ cần theo dõi và khám định kỳ trong khoảng 3 năm. Các buồng tim sẽ nhỏ lại, áp lực động mạch phổi sẽ dần về bình thường. Đóng lỗ càng muộn thì các thay đổi về cấu trúc và huyết động càng chậm hồi.

Bệnh nếu không được điều trị triệt để, bệnh nhân sẽ gặp các biến chứng: Tăng áp động mạch phổi; suy tim phải; loạn nhịp tim với rung nhĩ hoặc cuồng nhĩ; tai biến mạch máu não…

Điều trị TLN bao gồm nội khoa, ngoại khoa và thông tim can thiệp (bít lỗ thông liên nhĩ bằng dụng cụ qua da). Điều trị nội khoa: Được áp dụng cho các bệnh nhân chưa có chỉ định mổ hoặc quá giai đoạn chỉ định mổ.

 Sau điều trị bệnh nhân không cần uống thuốc hằàng ngày nhưng phải thăm khám 6 – 12 tháng/lần để phát hiện các biến chứng và tổn thương phối hợp, ví dụ như rãnh xẻ ở van hai lá hoặc có sa van hai lá thì cần có biện pháp phòng viêm nội tâm mạc.

Trường hợp bệnh nhân đến muộn phải điều trị triệu chứng: tăng áp động mạch phổi, suy tim (trợ tim, lợi tiểu…), rối loạn nhịp tim, chống đông máu nếu có tình trạng tăng đông trong buồng tim, có huyết khối tĩnh mạch (nguy cơ tắc mạch nghịch thường) hoặc đó có tiến sử tắc mạch do cục máu đông (tai biến mạch máu não, tắc mạch chi…).

Điều trị ngoại khoa: Mổ vá lỗ TLN dưới trợ giúp của máy tim phổi nhân tạo được chỉ định trong các trường hợp: Tất cả các trường hợp TLN không phải lỗ thứ phát đều có chỉ định mổ: TLN lỗ thứ 1, lỗ xoang vành, lỗ tĩnh mạch cửa duới… và  TLN có luồng thông lớn.

Can thiệp bít lỗ thông liên nhĩ bằng 1 thiết bị đặc biệt (giống chiếc ô nhỏ) chỉ định trong các trường hợp: TLN lỗ thứ phát, các loại TLN khác (lỗ thứ nhất, xoang tĩnh mạch, xoang vành…) không bít được bằng dụng cụ qua da…

Tương tự như chỉ định phẫu thuật, nhưng chỉ áp dụng được với những lỗ thông kích thước không quá lớn (< 40mm) và phải có các gờ xung quanh mép lỗ TLN đủ rộng (> 4mm) (riêng gờ động mạch chủ có thể không có) để thiết bị bít có đủ chỗ bám. Tất cả các bệnh nhân sau bít TLN được dùng Aspirin 6 tháng và phòng viêm nội tâm mạc trong vòng 1 năm.

Nếu lỗ TLN đóng sớm thì thường trẻ nhỏ sẽ khỏi hẳn. Chỉ cần theo dõi và khám định kỳ trong khoảng 3 năm. Các buồng tim sẽ nhỏ lại, áp lực động mạch phổi sẽ dần về bình thường. Đóng lỗ càng muộn thì các thay đổi về cấu trúc và huyết động càng chậm hồi phục.

GS.TS Lê Ngọc Thành

(Giám đốc Bệnh viện E)

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm