Lộc vừng
Cây lộc vừng còn gọi là chiếc hay lộc mưng là loài cây bản địa của các vùng đất ẩm ven biển Nam Á và Bắc Úc, từ Afghanistan đến Philippine và Queensland. Tại Đông Nam Á, loài này phân bố ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan.
Ở nước ta, cây lộc vừng có thể sinh trưởng ở tất cả môi trường, từ Bắc vào Nam ra tới Côn Đảo. Đây là loài cây bóng mát, thân gỗ, tán rộng nhưng không quá cao, thường nở hoa vào mùa Hè. Nhiều người ưa chuộng loài cây này là bởi hình dáng và cả hoa của chúng.
Hoa lộc vừng có màu đỏ, rủ xuống giống như hoa liễu. Màu sắc này càng trở nên nổi bật hơn trên nền xanh thẫm của lá cây tạo nên sự hài hoà, thẩm mỹ cho sân vườn. Có người xếp lộc vừng vào bốn loại cây cảnh quý: Sanh, sung, tùng, lộc.
Càng ngày càng có nhiều người thích thú với việc chơi cây cảnh nên hiện nay có thể trồng những chậu lộc vừng nho nhỏ để trang trí trước cửa nhà hay xung quanh vườn.
Bên cạnh đó, cây lộc vừng cũng mang ý nghĩa phong thuỷ rất đặc biệt, tượng trưng cho sự đại hỷ - những bông hoa màu đỏ; gốc cây to, vững chắc mang ý nghĩa sung túc và thịnh vượng. Chữ lộc ứng với tài lộc, còn vừng mang hàm ý nhỏ nhưng nhiều. Tuổi thọ của loài cây này thường rất cao mang ý nghĩa trường thọ cho gia chủ.
Sống đời
Cây sống đời có tên khoa học Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers, thuộc họ lá bỏng Crassulaceae, là loại cây thực vật thân thảo và phân nhánh. Cây có thể cao tối đa 1m. Thân tròn nhẵn màu tím tía hoặc màu xanh. Hoa cây sống đời nở vào mùa xuân (khoảng tháng 2 – tháng 5), mọc thành từng cụm màu đỏ, vàng, cam, trắng hoặc hồng, có nhiều cánh xếp lớp, mọc rủ xuống trên một cán dài.
Cây có nguồn gốc từ Madagasca, Úc hay khu vực Tây Ấn. Loại cây này phát triển ở những nơi có ánh sáng mạnh. Ở Việt Nam, cây sống đời còn được gọi với nhiều tên khác nhau như cây lá bỏng, trường sinh, diệp sinh căn, đả bất tử.
Đây là loài cây nhỏ nhắn nhưng có sức sống bền bỉ, khi lá rụng xuống mặt đất là mọc rễ và tạo thành một cây con mới tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, trường tồn theo thời gian.
Do đó, cây thường được làm quà trong các dịp lễ Tết. Trong gia đình, cây sống đời như một lời chúc cho đình luôn dồi dào sức khoẻ và hạnh phúc. Đối với bạn bè, loài cây này tượng trưng cho sự chân thành, đoàn kết. Cây còn có những tác dụng dân gian như làm thuốc chữa bỏng, cầm máu, đắp vết thương, giả độc,… Đó cũng là lí do cây sống đời còn được gọi là cây bỏng vì còn được dùng làm thuốc trị bỏng.
Lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Tây Phi từ Nigeria phía đông Cộng hòa Dân chủ Congo, bao gồm cả Nam Phi và Tanzania. Theo nhiều nền văn hóa phương Đông và phương Tây, cây lưỡi hổ là loài cây phong thủy có tác dụng trừ tà xua đuổi ma quỹ, chống lại sự bỏ bùa. Ở Trung Quốc, Nhật Bản, lưỡi hổ có tên là Tiger Tail Orchid tượng trưng cho sức mạnh của loài hổ dữ.
Cây có lá cứng, mọc thành bụi, mọc thẳng thuôn nhọn ở đầu, viền lá lượn sóng có màu vàng kéo dài từ gốc cho đến ngọn. Lá có thể dài đến 1,6m, rộng đến 8cm. Cây lưỡi hổ có nhiều loại như cây lưỡi hổ cọp, cây lưỡi hổ vàng,… và cũng có nhiều kích thước khác nhau phù hợp với mọi không gian gia đình. Loài cây này rất hiếm khi ra hoa nhưng hoa của chúng giống như hoa huệ, nở theo cụm và có chung cuống. Hoa có màu trắng lục nhạt, 6 cách, quả tròn.
Đây là loài cây được Nasa chứng minh có tác dụng lọc sạch không khí, hấp thụ 107 loại khí độc và đem lại không gian trong sạch. Bên cạnh đó, cây lưỡi hổ còn có tác dụng y học như giảm dị ứng da, vết bỏng, cháy nắng, các vết xước do va chạm; đẹp da; chữa hen suyễn; tốt cho đường tiêu hoá;…
Đặc điểm của cây lưỡi hổ đó là lá mọc thẳng, thể hiện sự quyết đoán và ý chí tiến lên trong cuộc sống. Vì vậy việc trồng cây lưỡi hổ trong nhà rất quan trọng, đặc biệt là với những gia chủ mệnh Thổ.
Cây lưỡi hổ mang ý nghĩa may mắn, giúp gia chủ phát tài, phát lộc, dồi dào tiền bạc. Vì thế nó có thể là một món quà để đem tặng đối tác, bạn bè, người thân vào những dịp đặc biệt như mừng tân gia, mừng năm mới. Nếu đặt cây lưỡi hổ trong nhà, bạn nên ở các vị trí như Đông, Đông Nam để phát huy tác dụng của cây lưỡi hổ tốt hơn.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet