Thần Tài là một vị thần trông giữ tiền tài, vàng bạc được thờ phụng trong mọi nhà. Đây là một phong tục mang tính linh thiêng với hy vọng cầu may mắn, tiền bạc cho gia đình. Trong nhà mọi người đều có bàn thờ Thần Tài nhưng việc bài trí bàn thờ đặt sao cho đúng hướng, thờ cúng sao cho đúng cách không phải ai cũng rõ. Dưới đây là 16 lưu ý quan trọng mọi người cần biết khi thờ Thần Tài trong nhà.
1. Trước khi đặt lên bàn thờ, mọi người nên nhớ rửa Thần Tài bằng nước lá bưởi cho sạch
2. Vào ngày mùng 10 tháng Giêng, ngày cuối hàng tháng và ngày 14 âm lịch nên lau bàn thờ bằng nước hoa bưởi hoặc rượu pha nước. Đặc biệt lưu ý khăn lau bàn thờ và khăn tắm cho thần tài không được dùng vào việc khác.
3. Mọi người nên giữ Thần Tài sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên bằng nước sạch. Không những dọn dẹp cẩn thận, tỉ mỉ bàn thờ mà trước mặt bàn thờ phải quang đãng, sạch sẽ. Tránh vết nhơ bẩn hay nước lênh láng ra nhà.
4. Sau lưng bàn thờ Thần Tài cần phải là vách tường chắc chắn, không được trổ cửa sổ hay đục lỗ vì làm vậy thì tài vận không tụ được.
Xem thêm: Chăm lan hồ điệp tươi tắn rước thần tài vào cửa
Sau lưng bàn thờ Thần Tài cần phải là vách tường chắc chắn, không được trổ cửa sổ hay đục lỗ vì làm vậy thì tài vận không tụ được (Ảnh Internet)
5. Hoa cúng Thần Tài nên là hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền. Trái cây nên chọn ngũ quả.
6. Khi cúng Thần Tài, mọi người phải dùng nước sạch và nhớ rửa sạch chén trước khi lấy nước. Xếp 5 chén nước thành hình chữ thập để tượng trưng cho ngũ phương và ngũ hành phát sinh phát triển.
7. Bên trên bàn thờ Thần Tài, có thể đặt thêm tượng Phật Di Lặc. Di Lặc Phật Vương sẽ quản lý và ngăn chặn các vị thần làm điều sai trái.
8. Khi mới lập bàn thờ, mọi người nên thắp nhang liên tục trong 100 ngày để bàn thờ tụ khí. Trong 100 ngày đó mỗi sáng chỉ cần thay nước và thắp một nén nhang. Những lúc cần cầu xin điều gì thì thắp 3 nén cắm theo hàng ngang. Những ngày rằm, mùng một, lễ, tết thắp 5 nén theo hình chữ thập. Chỉ đến ngày 23 tháng Chạp mới rút chân nhang (khi bát nhang quá đầy chân nhang) và đem hóa cùng tiền giấy. Khi hóa xong nhớ đổ một chút rượu vào đám tro.
Khi mới lập bàn thờ, mọi người nên thắp nhang liên tục trong 100 ngày để bàn thờ tụ khí (Ảnh Internet)
9. Nên chọn loại nhang cuốn tàn (giữ được tàn), sau một thời gian sẽ có bát nhang rất đẹp và tụ Khí rất tốt. Thời điểm đốt nhang cho Thần Tài thường là buổi sáng sớm trước khi mở hàng và buổi tối.
10. Không đặt ban thờ Thần tài ngay dưới hoặc đối diện đèn, gương, nhà vệ sinh, chậu rửa tay, bị góc nhọn đâm vào, quá nhiều ánh sáng…
11. Không đặt ban thờ Thần Tài bên dưới hoặc ngay cạnh bàn thờ tổ tiên
12. Khi đặt bàn thờ Thần Tài nên chọn lấy các cung Thiên Lộc, Quý Nhân để có thể thu nhận được nhiều tài lộc cho cửa hàng kinh doanh.
+ Cung Thiên lộc: nằm ở hướng Đông Nam, mang lại những may mắn về tiền bạc, gia sản thăng tiến, nhà cửa vượng.
+ Cung Quý nhân: nằm ở hướng Tây Bắc ở nhà hoặc ở nơi làm việc, ta sẽ nhận được sự giúp đỡ từ những người khác. Đặt bàn thờ ở cung này sẽ được bình an, hỷ khí đầy nhà, làm ăn buôn bán may mắn.
13. Không để hoa héo, lá héo úa trên bàn thờ Thần Tài vì khi đó sẽ dẫn đến làm ăn khó khăn
Không để hoa héo, lá héo úa trên bàn thờ Thần Tài vì khi đó sẽ dẫn đến làm ăn khó khăn (Ảnh Internet)
14. Lộc cúng không chia cho người ngoài mà chỉ cho người trong nhà ăn
15. Khi thờ cúng Thần Tài, mọi người nên dùng nến hoặc đèn dầu, không nên dùng bóng điện, hay đèn nhấp nháy, bởi vì chúng dễ tạo ra trường khí xấu, ảnh hưởng không tốt đến việc thờ cúng.
16. Bộ đồ sứ thờ Thần Tài không được xung khác với bản mệnh gia chủ.
17. Ở bàn thờ Thần Tài – Ông Địa gia chủ cũng nên đặt thêm tượng Ông Cóc, sáng quay đầu ra, tối quay đầu vào để rước lộc vào nhà. Khu vực trước tủ thờ, bạn nên đặt một tô sứ thật đẹp, lòng nông, đổ đầy nước rồi ngắt những bông hoa rải trên mặt nước – với hàm ý giữ tiền lại không để trôi đi.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet