Để cảm nhận được sự hùng vĩ của những con đèo này tốt nhất là bạn hãy đi theo đoàn và di chuyển bằng xe máy, những đồ cần thiết cho chuyến đi phượt xe máy là điều cần thiết để các bạn có được chuyến phượt ý nghĩa nhất. Ảnh minh họa.
Là một trong “tứ đại đèo” của miền Bắc, cái tên Mã Pí Lèng có nghĩa là “Sống mũi ngựa”. Đây là cung đường chạy dài 20km, uốn quanh đỉnh núi Mã Pí Lèng cao 2.000m, nối liền thị xã Mèo Vạc với Đồng Văn.
Con đường chạy qua đèo Mã Pì Lèng có tên gọi là đường Hạnh Phúc. Đèo được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ 20 do công nhân chủ yếu là người dân tộc H’ Mông làm.
2. ĐÈO Ô QUY HỒ (LÀO CAI – LAI CHÂU)
Với chiều dài gần 50km, đèo Ô Quy Hồ là con đèo giữ kỷ lục về độ dài tại vùng núi Tây Bắc. Đây cũng là một trong số những cung đường đèo hiểm trở và hùng vĩ vào bậc nhất Việt Nam.
3. ĐÈO PHA ĐIN (ĐIỆN BIÊN)
Đèo Pha Đin có độ dài 32km với điểm cao nhất là 1.648m. Tên gọi đèo Pha Đin nguyên gốc xuất xứ từ tiếng Thái, nghĩa là “Trời và Đất”, hàm nghĩa nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất.
Đây là con đèo dài nhất trên tuyến quốc lộ 32 với độ dài trên 30km. Và cũng là một trong những cung đường đèo quanh co, dốc đứng thuộc hàng bậc nhất Việt Nam.
Đèo nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái. Đèo ở độ cao từ 1.200m đến 1.500m so với mực nước biển.
Cái tên Khau Phạ có nghĩa là Sừng Trời. Khung cảnh đẹp nhất nhìn từ đèo Khau Phạ là vào mùa lúa chín (tháng 9 - tháng 10). Ngoài những cánh đồng ruộng bậc thang trải dài miên man, nằm bên cung đường đèo quanh co của Khau Phạ còn cả những cánh rừng già mang đậm nét nguyên sơ, lưu giữ được nhiều loại động thực vật quý hiếm.
Sở dĩ đèo có tên như vậy vì hai bên đường quốc lộ có hai khối đá vôi, thành dựng đứng chầu vào nhau như hai con ngựa nằm phủ phục. Đây là con đèo đẹp nhất trong các con đèo trên trục đường QL3 từ Phủ Lỗ đến cửa khẩu Tà Nùng, cách Cao Bằng 22 km, thuộc xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, là ranh giới huyện Hòa An và huyện Trà Lĩnh. Đèo cao 620 m, vượt qua bảy vòng dốc để đến được đỉnh.
Con đèo rộng và đẹp. Những dãy núi thâm thấp nối tiếp nhau, phía bên này dốc trải dài những cánh đồng hoa tam giác mạch tim tím vào mùa xuân và những ruộng ngô xanh rì khi hè tới. Khung cảnh tĩnh của một vùng sơn cước, không có tiếng ôtô ồn ã, không tiếng còi xe, không khói bụi mịt mù.
Đèo Xá Tổng nằm trong vị trí đầy hiểm trở từ Tuần Giáo ngược lên Lai Châu. Con đèo dài 25km với nhiều đoạn không có cọc tiêu lẫn gương cầu. Đường đi trong khung cảnh hoang vắng vì xung quanh đèo không một bóng nhà dân. Đoạn đèo đã bị bỏ hoang từ lâu, cũng không có ô tô qua lại bởi quá nguy hiểm. Hoàng hôn trên đèo rất đẹp nhưng cũng chứa đựng hiểm nguy bởi trời sẽ tối rất nhanh mà con đường còn dài phía trước.
Hoàng hôn trên Đèo Xá Tổng
7. ĐÈO PHA LONG (LÀO CAI)
Được gọi như vậy có lẽ vì có đỉnh đèo chạy qua chợ phiên Pha Long, một xã nhỏ thuộc địa phận Mường Khương – Lào Cai. Để đến với đèo, người ta phải đi xuyên qua một con đường đất hiểm trở từ Cán Cấu sang. Đường cheo leo vắt vẻo với đá hộc ngả nghiêng, chạy ngược dòng sông Chảy với chiều dài gần 20 km.
Con đường đầy cheo leo tại Đèo Pha Long.
Nằm giữa Hà Giang và Quản Bạ, đoạn đèo uốn lượn như những lọn vải xếp chồng lên nhau. Từ Hà Giang lên đường 4D, sẽ bắt gặp đoạn đường đột ngột nhỏ và vòng vèo theo chân núi, cũng là điểm bắt bắt đầu hành trình khám phá cao nguyên đá thú vị.
Đèo Bắc Sum với những đoạn đèo uốn lượn như những lọn vải xếp chồng lên nhau
Ba ngọn đèo nối tiếp nhau nằm trên quốc lộ 1A, thuộc dãy núi Tam Điệp, trên địa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Đèo và núi Tam Điệp còn có tên khác là Ba Dội. Ba dãy núi đá vôi chạy suốt từ tỉnh Hoà Bình đổ về, ăn ra tận biển Đông theo hướng Tây Bắc-Đông Nam đến đây hạ thấp xuống.
Từ phía Bắc vào, đèo thứ nhất cao 68m, đèo thứ 2 ở giữa cao 110m, đèo thứ 3 cao 80m (so với mặt biển). Phía Bắc đèo Tam Điệp lại có một cửa ải hiểm yếu án ngữ. Núi đá đứng sừng sững hai bên, giữa là một lối đi - một thế núi hùng vĩ và cũng tuyệt mỹ. Vì thế đèo Tam Điệp là một phòng tuyến, phòng ngự lợi hại, mang vị trí chiến lược trong quân sự như bức tường thành thiên nhiên án ngữ con đường ra Bắc vào Nam của đất nước.
Đèo Ngang hay còn có tên gọi khác là Hoàng Sơn Quan, thuộc địa phận xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tỉnh, cách thành phố Hà Tĩnh 75km về hướng nam. Đèo Ngang nằm trên quốc lộ 1A, nối hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Phong cảnh đèo Ngang hùng vĩ, dưới chân đèo là những bãi tắm sạch, đẹp. Trên đèo có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng và nhiều am, miếu cổ. Nơi đây được quy hoạch thành khu di lịch Đèo Ngang – Hòn La với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng.
Đèo Ngang hùng vĩ và thơ mộng.
Đèo Hải Vân dài 20km, nằm ở giữa địa giới tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng thuộc dãy Trường Sơn. Với độ cao gần 500m so với mực nước biển, đèo Hải Vân nổi tiếng là đường đèo đẹp nhất và cũng hiểm trở nhất Việt Nam.
12. ĐÈO CÙ MÔNG (BÌNH ĐỊNH - PHÚ YÊN)
Đèo Cù Mông là một đèo ngắn nhưng hiểm trở nhất nhì Việt Nam. Đèo nằm trên quốc lộ 1A, là ranh giới giữa hai tỉnh Bình Định – Phú Yên, dài 7km, đỉnh cao 245m, đường nhiều dốc, có nhiều khúc cua gấp, hai bên là núi cao.
Theo một vài tư liệu, đèo Cù Mông chính là ranh giới của hai nước Đại Việt và Chiêm Thành ở gần cuối thế kỷ thứ 15. Huyền thoại về tên đèo Cù Mông còn được lưu giữ tới ngày nay là do thế núi nằm trải dài từ cao nguyên An Khê, Gia Lai đổ ra biển, giống như con rồng nằm phủ phục mà đầu là Xuân Lộc ra tới Gành Ráng, đuôi níu giữ dãy Ngok Linh.
Đèo Cả dài 12km, nằm trên quốc lộ 1A tiếp giáp với biển, là địa danh nối liền hai tỉnh Phú Yên – Khánh Hòa. Là một trong những đèo có địa hình hiểm trở bậc nhất miền Trung thế nhưng với vẻ đẹp rất riêng của mình, đèo Cả đã chinh phục hàng vạn khách thập phương.
Đèo Hòn Giao còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như đèo Khánh Lê, đèo 723, đèo Omega, hay đèo Long Lanh. Nằm trong tuyến tỉnh lộ 723 nối liền thành phố biển Nha Trang tỉnh Khánh Hòa với thành phố ngàn hoa Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng. Đèo Hòn Giao có chiều dài lên đến 33 km được mệnh danh là đèo dài nhất và một trong những cung đèo đẹp nhất Việt Nam.
Đường đèo đi qua nhiều đồi núi hiểm trở từ rừng thông bạt ngàn đến những cánh rừng nguyên sinh quý hiếm bậc nhất Việt Nam của Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà. Để trải nghiệm được hết vẻ đẹp tự nhiên của cung đèo này, tốt hơn hết bạn nên tự mình lướt trên xe máy và mang theo máy ảnh để ghi lại khoảnh khắc đắm mình trong sương mù với cảnh vật xung quanh đẹp đến ngỡ ngàng.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet