Cướp dâu Các cặp vợ chồng đều tự nguyện ràng buộc với nhau và chung sống hạnh phúc cả đời nhưng tại Kyrgyzstan và Turkmenistan họ làm điều này theo một cách khác lạ. Tại đây cách thức của quá trình yêu đương được thể hiện ở việc các anh chàng bắt cóc “người con gái trong mơ của mình” cho dù cô ấy có thích hay không. Với sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè, anh chàng sẽ cố gắng bắt cóc cô gái và đưa về nhà mình. Trong khi cô được giữ làm con tin tại nhà riêng, gia đình nhà trai sẽ thuyết phục nhà gái để cô kết hôn với anh chàng này. Tùy thuộc vào địa vị xã hội của chàng trai, gia đình nhà gái có thể tham gia và ép buộc cô ở lại hoặc cố gắng giúp cô trốn thoát. Mặc dù bị cấm vào năm 1991, gần 1/3 số cuộc hôn nhân của Kyrgyzstan được cho là bắt đầu theo cách như thế này. |
Bó gối Những người dân Amish được biết tới bởi khá nhiều truyền thống kỳ lạ và bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng họ cho phép ngủ lại hoặc tán tỉnh ngay trên giường. Các cặp trai gái sẽ được ngủ cùng nhau với một thanh gỗ chắn ngang. Trong một vài trường hợp, chiếc giường này sẽ có một “hội đồng” luôn sẵn sàng ngăn chặn những hành động thái quá đầy tính cảm xúc của đôi trẻ. Trong các trường hợp khác, mỗi người phải bị trói chặt vào một chiếc chăn riêng rồi mới được phép nằm cạnh nhau và trò chuyện cả đêm. Đây là một truyền thống đang tàn lụi dần nhưng nó vẫn được sử dụng trong cộng đồng người Amish ở Pennsylvania. |
Cuộc thi sắc đẹp nam giới Gerewol Vẻ đẹp là một đặc điểm mà những người Woodabe ở Nigeria đánh giá cao. Tiêu chuẩn của cái đẹp không chỉ được đánh giá duy nhất đối với phụ nữ. Vào cuối mùa mưa, những người đàn ông ở đây thường tổ chức một cuộc thi sắc đẹp hàng năm để gây ấn tượng với người khác phái trong bộ lạc. Những người phụ nữ sẽ tranh thủ cuộc thi để tìm ra người phù hợp với mình dựa trên các đặc điểm như chiều cao ấn tượng, mắt sáng răng trắng, giọng nói đĩnh đạc... Với điệu nhảy Yakee, những người đàn ông sẽ cạnh tranh với nhau để gây chú ý với một cô dâu tiềm năng. Thể hiện mình thông qua các điệu nhảy, họ còn hát cho khán giả mà phần lớn là nữ lâu nhất có thể. Liên tục tìm đối tượng mới và lựa chọn người phù hợp để cầu hôn có thể mất đến năm giờ trong cái nóng của sa mạc nhưng những thanh niên trẻ tuổi bắt buộc phải làm điều đó. Nếu không chọn được người cầu hôn tại đây có nghĩa là họ phải chờ thêm một năm nữa để có cơ hội mới. |
Sự can thiệp của chính phủ Ở Singapore, suốt những năm 1988 đến 1999, người dân có thói quen nằm một mình trên giường nghỉ ngơi sau một ngày dài làm việc. Xu hướng này khiến tỷ lệ sinh con giảm đáng kể. Năm 1991, chính phủ còn cung cấp một khoản tiền hỗ trợ cho đôi nào có nhiều hơn hai con. Khi cách này không còn hiệu quả, chính phủ lập ra một cơ quan phát triển xã hội kết nối các đôi bằng cách mở lớp học hẹn hò và yêu đương, đến tổ chức những buổi tiệc trà khiêu vũ hay thưởng thức rượu. Mặc dù chính phủ nỗ lực rất nhiều, người dân trẻ singapore vẫn thiên về theo đuổi sự nghiệp. |
Miai Từ thời kỳ phong kiến, hôn nhân phải dựa trên lợi ích về mặt chính trị trong xã hội. Điều này cũng xuất hiện trong số những người thuộc tầng lớp cao ở xã hội Nhật Bản hiện đại. Việc chuẩn bị cho hôn nhân là công việc của một “bà mối” (người mai mối, giới thiệu). Người này sẽ tìm hiểu kỹ càng về gia cảnh của cả hai xem có tương xứng hay không. Tiếp nữa là trao đổi một bức ảnh chính xác chụp lại đại gia đình, dòng họ cả hai bên, dựa trên những điều xác thực này để đi đến hôn nhân. Thủ tục này đang tỏ ra phù hợp và được áp dụng hiệu quả tại công ty Mitshubisi để giúp nhân viên của họ tìm thấy được một nửa của mình. |
Kết hôn với cây Tại ấn độ , có một niềm tin cổ xưa rằng những cô gái bị sao Hỏa chiếu mệnh sẽ không có cơ hội lấy chồng, thậm chí ngay cả việc hẹn hò. Họ có niềm tin chắc chắn rằng bất kỳ ai dám tiến đến gần những cô gái này đều kết thúc với sự thất bại và chết chóc. Để tránh khỏi những điều xấu với cuộc đời mình, đầu tiên các cô gái phải kết hôn với một cái cây để loại bỏ những ảnh hưởng từ “Hành tinh Đỏ”. Họ cho rằng cái cây sẽ chịu đựng được những trừng phạt của cơn thịnh nộ từ sao Hỏa tốt hơn vị hôn phu là con người. Truyền thống đó còn tồn tại đến tận bây giờ. |
Túp lều yêu thương Với người Kreung ở Campuchia, người cha sẽ làm một túp lều cho con gái khi đến tuổi dậy thì. Cô có thể mời những người bạn trai vào và dành thời gian chọn lựa ai là người mà cô yêu nhiều nhất. Dân làng tại đây không hề e dè việc quan hệ tình dục trước hôn nhân và họ coi những túp lều là một cách để các cô gái tự lựa chọn, quyết định người chồng cho mình. Theo những người này, ly dị và hiếp dâm không hề tồn tại trong cộng đồng của họ. |
Thìa gỗ Ngày trước, một người đàn ông xứ Wales dùng tay khắc lên chiếc muỗng như một ký hiệu cho tình cảm của mình dành cho cô dâu tương lai. Truyền thống này được cho là bắt nguồn từ những người thủy thủ khi quay về nhà sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, họ đều có quà dành cho người yêu thương. Những chiếc muỗng được chạm khắc bằng tay phức tạp thường có các biểu tượng khác nhau. Chìa khóa sẽ là biểu tượng dẫn lối vào trái tim của người đàn ông, bánh lái là “anh sẽ phục vụ em” và hạt giống chỉ số lượng đứa con mà anh ta muốn. Mặc dù truyền thống này đang bị phai nhạt dần, những chiếc thìa gỗ vẫn có thể dùng để biểu hiện tình cảm. Nếu người phụ nữ cảm thấy có chung nhịp đập với chàng trai, cô sẽ đeo chiếc thìa vào cổ, nếu không cô ấy sẽ trả lại chiếc thìa đó. |
Lễ hội “Bữa ăn của em gái” Sự kiện này được tổ chức bởi người Miao của miền tây nam Trung Quốc và được coi là ngày Valentine châu Á. Những cô gái chưa lập gia đình sẽ nấu phần gạo nhuộm trong bốn màu sắc khác nhau đại diện cho vẻ đẹp của bốn mùa. Bước vào ngày lễ hội, họ sẽ diện những quần áo sặc sỡ và đeo đồ trang sức. Đến đây, các chàng độc thân sẽ ra sức tán tỉnh bằng những bài hát yêu đương. Khi cô gái muốn tỏ thái độ đặc biệt với ai đó, họ cho những người đàn ông uống rượu và một khăn tay đầy gạo. Nếu người cầu hôn đồng ý, người đó sẽ nhận được một gói với một đôi đũa đỏ ở trong, nó có nghĩa là "em cũng yêu anh”. Đối với những người tìm thấy một quả ớt hoặc một chiếc đũa màu đỏ duy nhất, đó là lời từ chối. Tuy nhiên nếu ai đó tìm được cây kim với những món quà kèm theo, nó có nghĩa là cô ấy là chưa quyết định và anh nên cố gắng hơn nữa. |
Lễ hội Usaba Sambah Là một phần của lễ hội vào tháng 6, một cuộc chiến khá nghiêm túc sẽ diễn ra tại Tengana dành cho những thanh niên trẻ tuổi muốn đấu tranh cho tình yêu của mình. Chỉ mặc độc một chiếc sarong , họ sẽ tham gia vào cuộc chiến mang tên “Makare-kare”. Họ lăn xả vào trận chiến và chỉ được sử dụng roi được làm bằng những chiếc lá gai góc Pandanus. Thứ duy nhất bảo vệ họ là một tấm lá chắn mỏng manh. Việc chiến đấu và làm đối phương bị thương được cho là để gây ấn tượng nhanh nhất với những cô gái trẻ tham gia lễ hội. Những cô gái chưa lập gia đình sẽ có một cái nhìn toàn cảnh trước khi cầu hôn những chàng trai tiềm năng đang ngồi trên chiếc đu quay bằng gỗ. Các cô gái sẽ không dễ dàng gì để tiếp cận chiếc đu quay, bánh xe này chỉ dừng lại khi các trận đấu kết thúc. |
Dũng Nguyễn
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet