Nội dung

1. Kiểm tra hộ chiếu 

Nếu bạn không chắc lần cuối cùng mình nhìn vào hộ chiếu của mình khi nào thì hãy mở ra ngay và chú ý vào ngày hết hạn. Rất nhiều quốc gia yêu cầu du khách xuất và nhập cảnh phải có hộ chiếu với trên 6 tháng trước ngày hết hạn.

Visa luôn là vấn đề nhiều người quan tâm, hãy đảm bảo bạn sẽ xin visa ở những nước cần thiết và đặc biệt chú ý đến những thông tin về việc nếu sở hữu visa của nước A bạn sẽ có thể vào nước B mà không cần xin visa hoặc những thông tin về việc xin visa khi hạ cánh (arrival visa). Tùy từng quốc gia và lãnh thổ mà người mang hộ chiếu Việt Nam sẽ có những chính sách khác nhau. Nếu cảm thấy không an tâm, hãy đừng ngại ngần gọi điện thoại trực tiếp lên các đại/lãnh sự quán của các nước mà bạn dự định đến để biết thêm thông tin chi tiết. Hãy nhớ rằng, làm visa luôn tốn chi phí và thời gian nên bạn phải kiểm tra thông tin này thật sớm trước ngày khởi hành.

2. Mang thuốc hoặc tiêm ngừa phòng bệnh

Tùy thuộc vào từng quốc gia hay điểm đến, bạn sẽ cần phải tiêm ngừa một số loại vắc-xin (vaccine) hay uống một số loại thuốc trước khi lên đường để nhằm phòng tránh bệnh.

Đọc thông báo về những thông tin liên quan đến vấn đề y tế của nơi bạn dự định đặt chân tới đặc biệt là những điểm đến xa xôi như rừng rậm, sa mạc, cao nguyên. Ngoài ra, luôn dự trữ đủ hoặc hơn số thuốc trong suốt thời gian bạn đi du lịch để không bị bị động trong các trường hợp khẩn cấp. Các loại thuốc nhức đầu, đau bụng, giảm đau, dị ứng luôn rất cần thiết đặc biệt là những hành trình đi xa và lâu đến các vùng xa thành thị. Nếu đang mang các chứng bệnh phải dùng thuốc hàng ngày hàng tuần thì nhất định không thể quên thuốc đặc trị theo cùng.

3. Kiểm tra các cảnh báo hoặc lời khuyên rồi hãy đặt chỗ

Trước khi lên đường, hãy theo dõi những thông tin về tình trạng an ninh và du lịch tại điểm đến trước khi ấn nút đặt chỗ máy bay, khách sạn hay các tour tham quan. Bạn cũng cần viết địa chỉ và số điện thoại của đại/lãnh sự quán Việt Nam nếu đang đi du lịch nước ngoài.

Tự thiết lập lịch trình cho bản thân từ ngày giờ, chuyến bay, khách sạn và địa chỉ điện thoại, tuyến tàu điện, bus, phà…nếu là hành trình tự túc hoặc đề nghị công ty du lịch chuẩn bị nếu bạn đi tour.

4. Chuẩn bị về tài chính

Trước khi du lịch nước ngoài, hãy chắc là bạn sẽ gọi cho ngân hàng mà mình đang sở hữu thẻ tín dụng để đảm bảo rằng nơi bạn sẽ đến có thể sử dụng thẻ ngân hàng và hỏi họ trong trường hợp trục trặc bạn nên làm gì. Nên mang theo hơn 1 thẻ tín dụng nếu có thể và cất ở hai nơi an toàn khác nhau.

Trước khi khởi hành, hãy chắc rằng bạn nắm rõ tỉ giá khi đổi tiền và giá cả ước lượng nơi mình sẽ đến. Đổi một ít tiền mặt và kiểm tra thông tin về mạng lưới cũng như sự phổ biến của máy ATM tại điểm đến trước khi lên đường cũng sẽ giúp bạn chủ động về tiền bạc hơn.

5. Photo tất cả các giấy tờ liên quan đến chuyến đi.

Quan trọng nhất là bản photo màu hộ chiếu trang có dán ảnh và số hộ chiếu, chứng minh nhân dân, vé, booking khách sạn, tàu, thuyền… Cất riêng các loại giấy tờ photo này vào một nơi khác trong hành lý.

Ngoài ra, với thời đại công nghệ số, bạn có thể lưu toàn bộ các thông tin trên dưới dạng file ảnh hay file văn bản vào máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh mà không cần dùng đến internet.

Nếu bạn lưu thông tin cá nhân trong điện thoại hay các thiết bị cầm tay khác, hãy chắc rằng bạn đặt mã số bí mật để hạn chế sự xâm nhập từ người ngoài.

6. Lấy giấy phép lái xe quốc tế

Bằng lái ô tô tại Việt Nam có thể không được chấp nhận tại hầu hết các quốc gia và vì thế nếu bạn muốn vi vu ôm vô lăng thì nên xin giấy phép lái xe quốc tế. Quy trình và thủ tục cũng tốn thời gian và tất nhiên cả tiền bạc nên bạn cũng cần phải hoàn thành sớm trước khi lên đường.

7. Chuẩn bị ổ cắm đa năng

Các thiết bị điện tử thường khác nhau tùy theo từng vùng miền và quốc gia. Đo đó bạn cũng nên tự sắm cho mình một ổ cắm đa năng để sẵn sàng phục vụ bản thân bất cứ lúc nào. Bạn cũng cần kiểm tra điện năng tại điểm đến nhằm để tránh trường hợp thiết bị của mình không tương thích. Máy tính xách tay và điện thoại thường có ổ sạc tương thích với nhiều nguồn điện từ 100V – 220V. Nếu bạn có các đồ điện tử quá hoặc thấp hơn chuẩn cho phép ghi chú trên đó, hãy tìm mua dụng cụ chuyển đổi điện năng để sử dụng. Hiện tại những cục sạc di động cho máy ảnh, máy điện thoại đang được bán khá nhiều và bạn đừng ngại ngần đầu tư để mua một chiếc cho mình nhằm sẵn sàng bổ sung năng lượng bất cứ lúc nào.

8. Học vài câu, từ bản địa đơn giản

Tập nhớ những từ ngữ đơn giản như “Xin chào”, “Cám ơn” và “Toilet nằm ở đâu”, ngoài ra, nhờ được càng nhiều sẽ càng tốt để bạn thích nghi với môi trường mới hơn.

Nếu bạn biết mình hay bị dị ứng bởi các món ăn nào, dễ bị xảy ra tình trạng gì với cơ thể, thường dùng loại thuốc gì,… hãy đảm bảo bạn biết cách giai thích với người đối diện bằng tiếng Anh đơn giản hoặc ngôn ngữ hình thể. Nếu cảm thấy lo lắng, hãy đừng ngại ngần hỏi mọi người xung quanh đánh máy/viết những câu mô tả về tình trạng bệnh cơ bản của bạn trước khi khởi hành.

9. Kiểm tra phí nhập và xuất cảnh

Có khá nhiều quốc gia yêu cầu bạn phải xin visa trước khi hạ cánh nhưng cũng có những quốc gia dù đã có visa bạn vẫn phải trả phí hoặc thuế phi trường hay phí xuất nhập cảnh… Kiểm tra kỹ thông tin nếu bạn đặt vé trên mạng hay qua các đại lý về việc nhập và xuất cảnh tại sân bay cùng những loại phí phải đóng để có thể chủ động trước.

10. Mua bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch

Mua bảo hiểm gần như là việc bắt buộc gồm cả bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch. Hãy đừng tiếc vài chục usd bởi bạn không chắc là hành trình của mình sẽ xuôn sẻ một cách hoàn hảo. Bảo hiểm là cách tự bảo vệ bản thân và cả chuyến đi của bạn. Tuy vậy có rất nhiều loại bảo hiểm cũng nhưng quy định về bồi thường mà bạn cần nắm rõ trước khi quyết định mua đặc biệt là các vấn đề về khám chữa bệnh tại nước ngoài hay bị hủy chuyến bay…

Chúc các bạn có những ngày nghỉ tràn đầy niềm vui.

An Nam 


Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

10 địa danh bạn nên đến khi còn trẻ

Khi còn đủ sức để bay lượn, ngao du sơn thủy bạn hãy đi hết nhưng nới bạn muốn đi, để tận hưởng được cuộc sống thú vị như thế nào. Đây là 10 địa danh bạn nên đến nè. Thiên đường hoa...

Xem thêm  

7 ngày ở thị trấn Vang Vieng

Là một thị trấn đang phát triển khá mạnh về du lịch của Lào, Vang Vieng được thiên nhiên ưu đãi gần như đầy đủ tất cả những gì đẹp nhất của một tỉnh trung du đồi núi. Với những rặng...

Xem thêm  

Mờ mờ, ảo ảo một con đường.

Nếu ai đã từng du lịch Đà Lạt - Nha Trang, chắc hẳn phải nhớ 1 con đèo mờ ảo mà khách du lịch thường gọi là đèo Omega. Ngoài ra nó còn biết đến với tên đèo Hòn Giao ( do chạy gần đỉnh núi Hòn...

Xem thêm  

6 bước chuẩn bị cho mỗi chuyến đi

Trong mỗi chuyến đi dù ngắn hay dài đều phải chuẩn bị đầy đủ r đừng để đi giữa đường mới phát hoảng vì bình xăng sắp cạn, thời tiết xấu hay hành lý quá nặng.Ngoài những vấn đề cơ bản...

Xem thêm  

Sukhothai, vương quốc của hạnh phúc

Sukhothai nằm cách Bangkok 427km về phía Bắc, là cố đô của vương triều Xiêm La từ thế kỉ 13,14.  Với những công trình lịch sử tinh xảo chịu nhiều ảnh hưởng của truyền thống cổ đại nhưng ...

Xem thêm