Đừng chủ quan với rối loạn lo âu hay các vấn đề tâm lý nói chung - bởi tuổi teen vẫn có nguy cơ mắc bệnh rất cao!
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mỗi người chúng ta đều có những lo lắng, căng thẳng riêng. Thông thường, sau khi giải quyết xong một vấn đề phiền muộn, các dây thần kinh được giải tỏa và ta nhanh chóng trở lại trạng thái tâm lý ổn định. Tuy nhiên, đối với một số người, quên đi những vấn đề căng thẳng đó không hề dễ dàng. Đó là khi họ đang đối mặt với chứng bệnh tâm lý: Rối loạn lo âu.
Rối loạn lo âu là một trong số những bệnh phổ biến trong nhóm các bệnh về tâm thần. Bệnh thường đi kèm với nhiều rối loạn khác như trầm cảm, rối loạn nhân cách, rối loạn ăn uống,… Rối loạn lo âu là sự lo sợ vô lý, lặp lại và kéo dài trước một tình huống, kể cả khi tình huống đó đã kết thúc.
Chúng ta hoàn toàn có thể nhận biết bản thân có mắc chứng bệnh này không qua những biểu hiện đơn giản sau:
Biểu hiện 1: lo lắng quá mức
Đó là khi bạn lo lắng đến các vấn đề mà thực tế không hề xảy ra. Bạn luôn nghĩ mọi thứ đang dần tệ đi và dự đoán rằng mọi thứ sẽ còn tệ hơn nữa.
Biểu hiện 2: Căng cơ
Lo lắng không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn ảnh hưởng đến sinh lý. Căng thẳng gia tăng làm giảm lưu lượng máu và oxy đến các mô, gây ra sự tích tụ các chất chuyển hóa tế bào, khiến các cơ bắp bị căng và đau nhức.
Biểu hiện 3: Đau đầu
Đau đầu là hệ quả của vấn đề căng cơ do lưu lượng máu lưu thông kém. Bạn có thể cảm nhận cơ mặt bị căng nhức xung quanh khu vực mắt và tai.
Biểu hiện 4: Khó tập trung
Bạn cố gắng tập trung để giải quyết vấn đề nhưng nhanh chóng phát hiện mình chỉ đang tập trung vào một khoảng không. Ngay cả suy nghĩ đơn giản cũng có thể khiến bạn mệt mỏi.
Biểu hiện 5: Đổ mồ hôi
Mồ hôi được gây ra do sự căng thẳng khác với mồ hôi khi bạn luyện tập thể thao, chúng tập trung chủ yếu ở khu vực da dưới cánh tay hoặc lòng bàn tay.
Biểu hiện 6: Buồn nôn
Thay đổi về tâm lý tác động đến tất cả các bộ phận trong cơ thể, kể cả hệ tiêu hóa. Chúng kích thích hoạt động của một loại virus trong dạ dày, gây nên chứng buồn nôn.
Biểu hiện 7: Thường xuyên muốn sử dụng phòng vệ sinh
Bạn cảm thấy mình cần phải ở trong phòng vệ sinh suốt ngày, bạn sợ hãi trước phòng vệ sinh công cộng. Nguyên nhân là do căng thẳng làm thay đổi nội tiết tố gây áp lực tới ruột của bạn.
Biểu hiện 8: Gặp vấn đề với giấc ngủ
Bạn khó khăn để chìm vào giấc ngủ. Nếu bạn không nhớ lần cuối cùng bạn có một giấc ngủ ngon là khi nào thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Biểu hiện 9: Run rẩy
Run rẩy cũng là một dấu hiệu của chứng rối loạn lo âu - đặc biệt là nếu run rẩy xảy ra trong tình huống căng thẳng cao và tiếp tục ngay cả sau khi bạn đã cố gắng xoa dịu chúng.
Biểu hiện 10: Dễ giật mình
Đây là triệu chứng lớn nhất của rối loạn lo âu lan tỏa. Nó đi kèm với sự mệt mỏi, suy nghĩ nhanh, nhức đầu và liên tục lo lắng.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet