Nội dung
Việc lôi kéo được Hugo Barra, cựu chủ tịch sản phẩm Android của Google về làm việc cho mình thời gian gần đây đã cho thấy rõ tham vọng mở rộng ra toàn cầu của Xiaomi, chúng ta có thể hoàn toàn hy vọng về một tương lai sáng lạng ở phía trước cho “hạt gạo nhỏ” Xiaomi.

Xiaomi apple của trung quốc có gì đặc biệt
Những “gã khổng lồ” trong lĩnh vực công nghệ như Google, Apple, Facebook, Twitter, LinkedIn hay WeChat đã được báo chí nhắc tới rất nhiều lần. Tuy nhiên, cái tên đến từ Trung Quốc là Xiaomi có thể vẫn còn mới lạ với nhiều người.

Dưới đây là những thông tin gây bất ngờ về tân binh được mệnh danh là Apple của Trung Quốc này:

Xiaomi là nhà sản xuất điện thoai phát triển nhanh nhất trên thế giới

Trong quý đầu tiên của năm 2014, Xiaomi đã bán được 11 triệu chiếc điện thoại thông minh, trong đó 97% được tiêu thụ tại Trung Quốc. Dù sản lượng này chỉ chiếm 10% trong tổng số 97 triệu chiếc điện thoại được bán ra trong cùng kỳ tại Trung Quốc nhưng Xiaomi đã tăng gấp đôi được thị trường so với quý thứ 2 trong năm 2013 với chỉ 5%. Điều này khiến nó trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh phát triển nhanh nhất thế giới.

Là công ty non trẻ được thành lập bởi chuyên gia phần mềm kỳ cựu người Trung Quốc

Xiaomi được thành lập 4 năm trước vào tháng 4/2010 bởi nhóm 8 người trong đó có Jun Lei - CEO và Bin Lin - chủ tịch. Lei là một trong những nhân viên đầu tiên của Kingsoft, một công ty phần mềm và giúp hãng này IPO thành công trên sàn chứng khoán Hong Kong với vốn hoá thị trường 3,6 tỷ USD. Lin cũng từng làm việc cho Microsoft trước khi đầu quân cho Viện Kỹ sư Google Trung Quốc trong mảng tìm kiếm di động và ứng dụng Android.

Xiaomi thu hút được 10 tỷ USD chỉ sau 1 năm

Vào tháng 8/2013, Xiaomi tuyên bố thu hút được lượng tiền không được tiết lộ, giúp tăng gấp đôi giá trị của nó từ 4 tỷ USD lên 10 tỷ USD. 3 năm trước đó, công ty thu hút được 350 triệu. Trong khi đó, vốn hoá thị trường của Apple vào tháng 8/2013 là 420 tỷ USD và Facebook là 101 tỷ USD. Và cả 2 công ty này đều thuộc hàng “tiền bối” so với Xiaomi.

Công ty tạo ra hệ thống Android thân thiện

Một trong những khác biệt lớn nhất giữa hệ điều hành iOS và Android là Android là phần mềm có mã nguồn mở. Điều này có nghĩa là bất cứ nhà phát triển hay công ty nào cũng có thể sử dụng mã nguồn cơ sở và biến đổi nó theo nhiều cách trong khi vẫn tương thích với hàng trăm triệu người sử dụng ứng dụng Android.

Hệ điều hành máy tính bảng Fire của Amazon được biến đổi từ Android theo phương thức này. Tương tự như vậy, Xiaomi phát triển hệ điều hành của hãng là MIUI dựa trên nền tảng Android vào tháng 10/2011 và ra mắt dòng điện thoại thông minh đầu tiên của hãng có tên M1.

Danh mục sản phẩm đa dạng

Xiaomi đa dạng hoá sản phẩm của nó nhanh chóng và hiện tại danh mục sản phẩm đã rất lớn, bao gồm 4 dòng điện thoại thông minh khác nhau gồm: Redmi, Redmi Note và Mi 3 và M4. Máy tính bảng gồm Mi Pad, ti vi 3D 47 inch Mi TV và Mi Band, sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với Fitbit.

Xiaomi đã xây dựng được lượng fan đông đảo bằng các sản phẩm chất lượng với giá phải chăng

Xiaomi nổi tiếng là hãng chuyên bán sản phẩm trực tuyến với những đợt hàng nhỏ khoảng 100 nghìn chiếc và không bao giờ xuất hiện trong các cửa hàng bán lẻ. Chiến lược kinh doanh này được điều phối với CEO Lei với kinh nghiệm của anh sau những thương vụ đầu tư quá nhiều vào trang thiết bị và sau đó không thể bán được sản phẩm.

Phương thức này có lợi thế là mỗi đợt hàng mới có thể được bán hết chỉ trong vài giây, tạo ra hiệu ứng và sự thú vị xung quanh thương hiệu của họ so với những sản phẩm mới ra mắt của Apple.

Xiaomi đã cường điệu hoá danh tiếng của hãng thông qua mạng xã hội rất thành công (Lei có 10 triệu người theo dõi trên Weibo) trong khi đó chi phí cho tiếp thị lại rất ít so với nhiều nhà sản xuất khác (Xiaomi chỉ dành 1% doanh thu cho quảng cáo trong khi đó tỷ lệ tương tự của Samsung là 5%).

Chi phí rẻ đã giúp Xiaomi sản xuất ra những sản phẩm chất lượng, thuộc dòng cao cấp nhưng lại bán ở mức giá phải chăng, phù hợp với lượng khách hàng tầm trung. Bằng chứng là điện thoại Mi 3 được bán với giá 270 USD, ít hơn gần 1 nửa so với iPhone tại Trung Quốc.

Sự cách mạng nằm ngay từ tên thương hiệu

Trên website của họ, Xiaomi giải thích logo MI của hãng viết tắt cho “Mobile Internet" (internet di động) hay “Mission Impossible” (Sứ mệnh không thể). Tuy nhiên, đây có thể chỉ là hình thức nguỵ trang. Các ký tự (xiao mi) nghĩa là “hạt gạo nhỏ” hay hạt kê gợi liên tưởng đến tuyên bố về cách mạng của cựu chủ tịch Trung Quốc là Mao Trạch Đông với ngụ ý về sự đổi mới công nghệ.

Kết luận: Với tất cả những đặc điểm kể trên, công ty vẫn chưa thể thoát khỏi khó khăn. Samsung vẫn là đối thủ khó lường trong thị trường điện thoại thông minh, trong khi đó đối thủ cạnh tranh “đồng hương” là Huawei cũng cho thấy sự tăng trưởng ấn tượng trong năm 2014.

Tuy nhiên, việc lôi kéo được Hugo Barra, cựu chủ tịch sản phẩm Android của Google về làm việc cho mình thời gian gần đây đã cho thấy rõ tham vọng mở rộng ra toàn cầu của Xiaomi, chúng ta có thể hoàn toàn hy vọng về một tương lai sáng lạng ở phía trước cho “hạt cơm nhỏ” Xiaomi.


Phương Linh

Theo Infonet/BusinessInsider

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Tự tạo hình nền độc đáo cho iPhone

Muốn có một màn hình mang phong cách độc đáo, không sợ bị đụng hàng? Hãy sử dụng phần mềm sau đây để tự mình tạo ra những hình nền mà không ai có được. Ứng dụng có tên là Lockscreen Wallpaper...

Xem thêm  

Hack Active trên iPhone như thế nào?

Đây không phải là bài hướng dẫn, bài viết chỉ đưa ra cách thức các hacker đã dùng để vượt qua hàng rào bảo mật của Apple. Nếu bạn làm theo, hãy tự chịu trách nhiệm với việc làm của mình. ​ Như...

Xem thêm  

Cách cập nhật bản Android 4.4.3 cho Nexus 5

Cách cập nhật bản Android 4.4.3 mới nhất dành cho các thiết bị Nexus. Bài viết sẽ hướng dẫn cụ thể cách cập nhật Android 4.4.3 cho Nexus 5 khi bạn chưa được nhận bản cập nhật qua OTA. Nexus ​Trước...

Xem thêm