Xe buýt vốn được bán đấu giá 3.000 USD và Butitta đầu tư thêm 6.000 USD để cải tạo và nâng cấp xe theo ý tưởng riêng. Số tiền có thể khá lớn cho một chiếc xe tương tự, nhưng vẫn rẻ hơn nhiều đối với một nơi có thể được coi là nhà. Mất khoảng 15 tuần để chàng sinh viên thay đổi chiếc xe.
Không gian sống gọn gàng và khá thoải mái trên chiếc xe buýt cũ. |
Butitta tin rằng dự án của anh còn có vai trò giáo dục khi cho thấy cách để dựng lên một kết cấu nhỏ với những chi tiết đơn giản, có giá trị hơn cả một dự án phức tạp nhưng chỉ mang tính lý thuyết và khó hiểu.
Thực tế, chiếc xe buýt biến đổi theo hướng mang tới các chức năng và sự linh hoạt tới mỗi centimet. Không gian được tổ chức hợp lý để tạo ra môi trường tiện nghi, hữu ích. Các mô-đun sắp xếp thành nhóm để tạo ra 4 khu vực chính là phòng tắm, bếp, phòng khách và phòng ngủ.
Mục đích chính của quá trình thiết kế là phát triển một không gian sống trong diện tích chỉ 21 mét vuông và biến thành không gian mở và không hạn chế nhất có thể, theo Butitta. Vì thế mọi kết cấu và đồ đạc đều không vượt quá bậu cửa sổ.
Toàn bộ nội thất là hệ thống tường mỏng tích hợp kết cấu kiến trúc, cách điện, điện, ánh sáng và bề mặt mở cho người sử dụng. Trần xe phủ bằng gỗ dán, còn sàn xe lát gỗ có thể tái chế.
Một trong những điểm quan trọng nhất là tận dụng ánh sáng tự nhiên. Những dự án tương tự thường bịt kín cửa sổ nhằm tạo cảm giác riêng tư, nhưng xe buýt-nhà ở của Butitta lại khác. Các tấm cách điện trong suốt tạo thành một dải tường. Ngoài ra, có 2 cửa sổ trần ở nơi từng là cửa thoát hiểm giúp đưa thêm ánh sáng vào trong xe.
>>Xem ảnh xe buýt thành nhà di động
Mỹ Anh
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet