grand bazaar là một trong những khu chợ lớn và lâu đời nhất thế giới, gồm 61 con đường và hơn 3.000 quầy hàng. Đứng trước sự gia tăng của các trung tâm thương mại, Grand Bazaar vẫn là một trong những điểm đến nổi tiếng nhất cả nước với 91 triệu lượt du khách vào năm 2014. Ảnh: Neil Howard.
Mặc dù các quầy hàng luôn đông đúc và chật kín hàng hóa nhưng tình trạng trộm cắp rất hiếm khi xảy ra. Vụ ăn trộm lớn nhất vào năm 1591, khi 30.000 đồng tiền vàng bị đánh cắp trong chợ Bedesten (tên cũ của Grand Bazaar). Vụ trộm gây sốc cho toàn thể Istanbul. Cả Bazaar phải đóng cửa 2 tuần để truy tìm kẻ trộm, nhiều người bị tra tấn để lấy lời khai. Cuối cùng, thủ phạm, một người Ba Tư trẻ tuổi, đã bị xử tử bằng cách treo cổ. Ảnh: Robbie.
Chợ Grand Bazaar ở Istanbul được vua Sultan Mehmet II xây dựng vào mùa đông năm 1455-1456, sau cuộc chinh phục của đế quốc Ottoman và đưa vào sử dụng năm 1461. Ảnh: LWYang.
Sau vài lần sửa chữa, Grand Bazaar cuối cùng có hình dạng hoàn chỉnh vào đầu thế kỷ 17. Với sự phát triển của đế quốc Ottoman ở cả 3 châu lục, đồng thời kiểm soát giao thông đường bộ giữa Châu Âu và Châu Á, Bazaar trở thành trung tâm thương mại lớn nhất Địa Trung Hải. Ảnh: Felix Gonzalez.
Ban đầu, Grand Bazaar chỉ buôn bán những mặt hàng dệt may với cái tên “Bedesten of Gems”, trong đó “bedesten" nghĩa là “chợ của người bán vải” theo tiếng Ba Tư. Grand Bazaar được thiết kế theo kiểu mái vòm còn các bức tường được dựng nên từ gạch và đá. Ảnh: Faungg’s photo.
Theo lời các du khách Châu Âu, tại thời điểm đó, nơi đây đứng đầu thế giới giới về sự phong phú, đa dạng và chất lượng của hàng hóa, trong đó nổi bật nhất là quần áo, đồ trang sức, đồ nội thất, thảm và đồ gốm sứ. Ảnh: Spirok Photography.
Ban đầu, Grand Bazaar chỉ buôn bán những mặt hàng dệt may với cái tên “Bedesten of Gems”, trong đó “bedesten" nghĩa là “chợ của người bán vải” theo tiếng Ba Tư. Grand Bazaar được thiết kế theo kiểu mái vòm còn các bức tường được dựng nên từ gạch và đá. Ảnh: Faungg’s photo.
Các quầy bán hàng hóa tương tự được gộp chung một khu vực. Giá cả thường không cố định mà phụ thuộc vào sự mặc cả của người mua. Nếu khéo trả giá, du khách có thể mua được rất nhiều món đồ độc lạ với giá hời. Ảnh: David Veksler.
Năm 1894, chợ được tái sửa chữa sau trận động đất ở Istanbul rồi mở rộng ra với 12 cửa ra vào. Du khách tới đây phải mang theo bản đồ nếu không rất dễ bị lạc và không tìm thấy lối ra. Ảnh: C.C Chapman.
Gần đây, các quan chức thành phố có dự án cải tạo Grand Bazaar, chuyển một phần các cửa hàng vào trong khách sạn nhằm tăng lượng khách du lịch. Tuy nhiên, ý tưởng này khiến nhiều chủ quầy hàng phải rời khỏi Bazaar, dẫn đến các cuộc biểu tình phản đối trên khắp đường phố. Ảnh: Miguel Carvalho.
“Kế hoạch thiển cận này hoàn toàn nhằm mục đích lợi nhuận”, Mücella Yapici, một kiến trúc sư ở Istanbul nói với The Guardian. “Nó sẽ phá hủy giá trị lịch sử và văn hóa của Istanbul, đẩy các doanh nghiệp, cửa hàng nhỏ vào tình cảnh khó khăn và giết chết chính ngành du lịch. Du khách tới đây không phải để xem các trung tâm thương mại hay khách sạn sang trọng. Họ đến để tìm kiếm di sản văn hóa trường tồn cùng thời gian.” Ảnh: Miguel Carvalho.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet